CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Tôi đi Lào (4): Đông Bắc Thái Lan

Kỳ trước: Tôi đi Lào (3): Quá cảnh qua Thái Lan

Sáng ngày đầu tiên của năm 2010, tôi đón xe đi That Phanom. Từ Mudkahan đến That Phnom khoảng 1 tiếng đồng hồ, giá vé xe buýt là 35b.

Tôi định ở That Phatnom một đêm nhưng xui cho tôi, hôm đó là ngày đầu tiên của năm mới nên mọi người đi chùa, đi lễ hội rất đông. Giá khách sạn ở đây rất mắc 400b/ đêm nhưng rất đẹp vì các khách sạn nằm dọc theo bờ sông Mê kông mát rượi và nên thơ. Ở khách sạn Chivon nằm thụt ra sau các khách sạn này có phòng giá 100b/đêm nhưng nhìn không sạch sẽ lắm. Tôi được một người Thái khuyên là không nên ở đây vào thời điểm này bởi vì mọi thứ đều mắc theo mùa lễ hội.

Vẫn còn sớm nên tôi dự định dạo một vòng lễ hội trước khi lên xe buýt đi đến một thành phố khác. Không muốn đeo ba lô trên vai chen chúc vào những nơi này, tôi tìm đến chỗ ban trật tự lễ hội và gửi đồ. Thấy tôi là người nước ngoài, dù không nói được nhiều tiếng Anh, họ cũng vui lòng giữ giùm miễn phí và còn tặng cho một tấm bản đồ. Tôi đi một vòng quanh khu lễ hội. Đúng là một quốc gia Phật giáo. Người dân đi chùa rất đông. Tôi mua một ít quần áo Thái Lan vì nghe nói thành phố này rất gần khu làng dệt lụa của Thái Lan. Nghĩ chắc mua ở đây giá cả rẻ hơn. Nhưng thật ra tôi đã nhầm. Kinh nghiệm rút ra là chớ nên mua đồ ở các nơi lễ hội.

Đã trưa nên tôi đến lấy ba lô để đón xe đi Nakhon Phatnom. Thấy một ông cảnh sát đang đứng ở cổng ra vào, tôi chạy đến hỏi thăm đường ra bến xe. Ông này không biết nói tiếng Anh, chỉ hỏi tôi người nước nào. Tôi nói Việt Nam. Ông ta chạy vào lấy xe máy ra và ra dấu bảo tôi leo lên. Nghĩ thầm trong bụng chắc ông ta chở mình đến bến xe đây. Vậy là khỏi tốn tiền tuk tuk. Cảnh sát Thái Lan dễ thương quá. Nhưng tôi đã nhầm. Ông ta chở tôi đến một cửa hàng do người Việt làm chủ. Đối diện cửa hàng này là trạm đón xe. Ổng giao tôi lại cho ông chủ người Việt để hướng dẫn. Ông chủ này chắc khoảng 40 tuổi, bận túi bụi với công việc mua bán (cửa hàng này có vẻ làm ăn được đây) nhưng vẫn không quên bảo tôi ngồi chờ ở trạm khi nào có xe đi Nakhon Phano thì ra dấu cho tôi lên xe. Ở Thái Lan, xe chỉ ghi toàn tiếng Thái nên người nước ngoài không biết đường nào mà lần. Thế là ông chủ vừa bán hàng vừa trông đón xe cho tôi.

Cuối cùng xe đi Nakhon Phatnom cũng đến, một chiếc xe buýt 2 tầng, giá vé là 45b cho một tiếng đồng hồ trên xe.

Khi đến Nakhon Phatnom, tôi hỏi thăm đường đến các khu nhà trọ rẻ tiền thì được chỉ vào khu người Việt. Lúc đó, ở khu này đang có đám ma, ngoài cửa ghi tiếng Việt. Nhìn thấy tiếng Việt tôi mừng quá vào hỏi thăm luôn. Phòng ở đây chủ yếu cho thuê theo tháng cho công nhân Việt Nam qua ở làm việc. So với mức sống của người Thái, tôi thấy lao động Việt Nam đáng thương quá. Khu ở của họ thực sự là khu ổ chuột của Thái Lan. Nhưng những người Việt được sinh ra ở Thái Lan thì có mức sống khá hơn rất nhiều. Họ học hành tử tế và làm những nghề có thu nhập cao, nhưng đổi lại họ không nói rành tiếng Việt, thậm chí con cháu đến đời thứ 3 là không nói được tiếng Việt luôn. Tôi ở đây một đêm, giá 60b.

Ở đây cũng có khu chợ Indochina và chợ đêm nhưng không nhộn nhịp đông đúc như ở Mudkahan và That Phanom. Có lẽ chùa chiền ở đây không nổi tiếng lắm.

Thái Lan biết cách khai thác bờ sông Mê kong hiệu quả hơn Lào. Thường họ xây công viên dọc theo bờ sông để dân chúng và khách du lịch có thể ra ngắm cảnh và thư giãn.

Tối hôm đó, tôi ra công viên bờ sông đi dạo. Bên kia sông là phía Lào. Ánh đèn sáng loáng và tiếng nhạc xập xình vọng sang. Tôi nghĩ: "Ah, thì ra dân Lào biết cách "ăn chơi" hơn người Thái nhiều." Đêm đầu tiên của năm mới ở dây không khí khá yên tĩnh nhưng bù lại khí trời mát mẻ dễ chịu vô cùng làm cho việc ngắm sông ban đêm vô cùng thú vị. Vài bạn trẻ Thái Lan đem máy ra chụp mặt sông ban đêm.

Kỳ sau: Tôi đi Lào (5): Tìm đường về Vientiane

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét