CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (22): Zhaoqinh


Chuyến xe buýt đi từ Quảng Châu đến Zhaoqinh hầu như trống rỗng, chỉ có vài người đi thôi. Tuy nhiên cũng đáng đồng tiền bởi vì xe khá mới, sạch sẽ và hiện đại. Lúc đó chỉ khoảng gần 2h trưa, vậy mà lại kẹt xe ngay cửa ra vào thành phố. Do đó đến hơn 4h chiều thì xe mới đến Zhaoqinh.

Thành phố Zhaoqinh không nhỏ chút nào. Xe đỗ ngay gần siêu thị Wal Mart và khu trung tâm mua sắm rộn rịp nhất thành phố. Thì ra đó là bến xe đường dài, toàn là những xe mới và hiện đại. Từ bến xe bước ra, tôi đi dọc theo đường Wenming để kiếm nhà trọ giá rẻ. Ở đây giá rẻ nhất là 50 NDT. Dĩ nhiên là tôi không ở rồi. Đi dài hạn như tôi mà luôn ở những phòng giá gần 10 đô Mỹ như thế thì còn gì là ngân sách.

Thấy một tòa nhà lớn lớn trông giống nhà nghỉ tôi bước vào hỏi: phải nhà nghỉ không? Ông lão gác cổng nhìn tôi cười cười và hỏi nhà nghỉ nào. Có biết nhà nghỉ nào đâu nên tôi bước ra. Lúc đó bà lão đang đứng nói chuyện với ông bước ra và ngoắc tôi đi theo bà về phía trước. Đi hết đường Wenming ra một con đường thật lớn Jianshe, bà chỉ vào tòa nhà đồ sộ trước mặt ghi giá 60 NDT. Tôi nói mắc quá. Bà dẫn tôi qua đường, đi một đoạn đén một nhà nghỉ khác giá 45 NDT. Tôi vẫn nói mắc. Bà nói muốn rẻ hơn thì đi về hướng ngược lại. Bà định quay lại để đi cùng tôi. Tôi cản và nói cảm ơn, tôi có thể tự đi, bà không cần đi cùng tôi nữa (tôi thấy làm phiền bà lão như vậy là quá đủ rồi.)

Kéo hành lý đi, tôi dừng lại ven đường mua một cái bánh bò ăn cho có sức đi tiếp. Đi một đoạn, tôi thấy một con đường hẻm bên tay trái trông có vẻ náo nhiệt và có một tấm bảng ghi giá 15-20-30-40 NDT gì đó. Hy vọng đó là nhà nghỉ, tôi bước vào hỏi thì họ phẩy tay về phía trước. Tôi đi tiếp đến 1 toà nhà có bậc thang đi lên. Tôi dừng lại và thấy ở đầu bậc thang có một ông chú đang đứng. Tôi ngước lên hỏi: phải đây là nhà nghỉ không? Ông ta ngoắc tôi đi lên và ra giá 40 NDT. Tôi nói mắc quá. Ông ta nói phòng tốt giá 40 NDT, phòng thường giá 20 NDT.

Nghe nói có phòng giá 20 NDT tôi mừng húm nên nói ông ta mở cửa phòng cho xem. Trong phòng chỉ có một cái giường cũ, trên có nệm, gối và một cái cái chăn. Cạnh giường là một cái bàn viết lớn có 4 ngăn kéo. Trong góc phòng là một thùng đỏ và một cái giỏ rác cũng màu đỏ. Phòng không lớn mà cũng không nhỏ , thoải mái cho một người ở. Toilet và nhà tắm bên ngoài.

Dĩ nhiên là phòng không đến nỗi tệ. Tôi ra giá 2 đêm 30 NDT. Ông ta hơi ngần ngừ và gật đầu luôn. Sau đó tôi đưa hộ chiếu cho ông ta làm thủ tục và trả tiền 30 NDT cùng 10 NDT tiền cọc cho chìa khóa phòng.

Chỉ dự định ở 2 đêm tại Zhaoqinh, sau đó sẽ đi nơi khác. Tuy nhiên, nơi ở này lại quá thoải mái. Nhà tắm và toilet nằm bên trong nhà bếp của gia đình ông chủ nên họ dọn dẹp suốt. Trên bếp luôn có ấm nước nóng thật to, cạnh bên là một xô nước lạnh để châm vào. Khi nào khách lấy nước nóng cho vào xô để tắm rửa thì châm thêm nước vào nấu (bây giờ thì tôi biết công dụng của cái xô đỏ trong phòng rồi). Bếp luôn đỏ lửa than. Ở đây có hai nhà tắm khá sạch sẽ bởi vì đây cũng là nơi gia đình họ rửa đồ ăn để nấu nướng. Tuy nhiên toilet của họ thì tôi chưa đi bao giờ (cũng có hai cái). Tôi toàn là đi bộ đến Wal Mart để đi nhờ toilet ở đây mỗi khi cần đại tiện. Siêu thị Wal Mart này sạch sẽ vô cùng. Luôn có một ngũ nhân viên quét dọn (đa số là người lớn tuổi.) Ở Wal Mart, có khu bàn ghế cho khách ngồi ăn sau khi mua. Nhân viên quét dọn luôn túc trực để dọn dẹp nên khu vực này cũng luôn luôn sạch sẽ.

Tôi lại thêm một phát hiện. Con đường Wenming ngay gần  nhà trọ của tôi cũng là khu chợ đêm tấp nập. Lúc tôi đến Zhaoqinh, ngay trước cổng siêu thị Wal Mart và siêu thị Star Lake Mart ngay sát cạnh bên có một khu hội chợ. Vui ơi là vui! Tôi cũng phát hiện ra là Star Lake Mart thu hút nhiều khách mua sắm hơn là Wal Mart có thể là do giá cả cạnh tranh hơn chăng? Ô siêu thị Wal Mart nổi tiếng là giá rẻ mà không cạnh tranh nổi ở đây thì cũng thật kỳ lạ nhỉ. Dĩ nhiên là tôi thích Wal Mart hơn do vắng khách mua sắm hơn rồi.

Hai ngày qua cái vù. Tôi đóng thêm 30 NDT ở thêm 2 ngày nữa. Mỗi sáng tôi thức dậy khá trễ, rửa mặt xong xuôi cũng đã trưa nên ra nhà hàng ngay đầu ngỏ ăn cơm phần giá 5 NDT (thức ăn ở đây hợp khẩu vị vô cùng, không chua không cay không mặn, mọi thứ đều hài hòa như một bản tình ca.) Sau đó tôi vào siêu thị Wal Mart (ké toilet) để xem hàng hóa và xem người ta mua sắm. Sau đó đi dạo phố phường. Ở đây vừa kết thúc Guangzhou Asian Games 2010 nên đường phố còn rực rỡ không khí lễ hội và những hình nộm trông rất vui mắt cộng thêm không khí tết sắp đến. Tôi mê cái không khí của thành phố này quá.

Lại hai ngày nữa qua nhanh quá. Tôi lại đóng tiền ở thêm 3 ngày. Lần này tôi trả giá, 40 NDT/3 đêm. Ông chủ ngần ngừ rồi cũng gật đầu cái rụp.

Sau 4 ngày ngủ lại sức sau những ngày lang thang mua sắm cùng Sima, tôi lại thức dậy sớm để ra đầu ngõ mua bánh dumpling nổi tiếng ở đây (muốn mua bánh nóng ăn liền thì phải dậy sớm). Trời thì ra cái bánh nổi tiếng ở đây trông giống như bánh chưng của Việt Nam nhưng lại được gói theo hình bánh ú. 

Cái nhỏ giá 3 NDT, cái lớn giá 4 NDT. Người bán lấy dao cắt gọn một phát vậy là bánh được mở ra làm hai. Người mua lấy đũa tre gấp bánh ăn. Bánh gồm có nếp, bên trong là nhân đậu xanh không vỏ cùng một ít mỡ heo băm cùng một ít lạp xưởng, tôm khô, hạt sen. Tóm lại người gói muốn cho gì vào cũng được để làm nhân bán.
Cảnh nấu bánh ăn Tết

Bánh nấu xong thì treo như thế này.

Thực sự sau những chuyến xe và tàu đường dài để đưa Sima về Quảng Châu thì tài chính của tôi có vẻ hơi bị thâm hụt. Nhưng những ngày “nằm vùng” tại Zhaoqinh đã giúp tôi cân bằng lại ngân sách. Những ngày ở đây hầu như tôi chẳng làm gì cả. Sáng ngủ nướng đến trưa, sau đó dậy đi ăn và đi loanh quanh để đói bụng, rồi lại ăn tiếp. Tôi mê thức ăn ở thành phố này quá, cả thức ăn bán trong siêu thị, ngoài đường phố lẫn trong nhà hàng. Chưa có thành phố nào ở Trung Quốc mà tôi ăn lại thấy hạp khẩu vị như ở đây.

Sau khi loanh quanh đến nỗi muốn thuộc lòng thành phố thì tôi bắt đầu hỏi thăm tuyến xe lửa đi Maoming (ở phía Nam của Quảng Đông, gần với Việt Nam – đến giờ tôi vẫn quan  niệm là càng gần biên giới thì càng ấm). Tôi tự đi ra ga, tự hỏi thông tin, tự làm hết. Bây giờ thì tôi lại quen dần với việc đi lại một mình. Hóa ra ở Zhaoqinh có đến mấy bến xe lận và ga xe lửa thì ở khá xa trung tâm. May là trước đây tôi không đi xe lửa đến bởi vì nếu đi xe lửa thì có thể tôi không tìm được nhà trọ này và không có cảm giác vui vẻ như bây giờ.

Muốn đi Maoming thì phải mua vé ở bến xe buýt đường dài gần chỗ tôi ở, giá vé đến 140 NDT lận (chỉ 4-5 tiếng trên xe mà giá như vậy thì đắc quá) Trong khi đó vé tàu lửa thì từ khoảng 87-95 NDT ghế mềm bởi vì ghế cứng làm gì còn chỗ. Đi lại dịp lễ tết mà đành phải chịu thôi. Tuy nhiên tôi vẫn không mua vé vội.

Tôi lại tiếp tục khám phá Zhaoqinh, lần này tôi mua vé xe buýt giá 8 NDT ở bến xe Qiaoxi (từ Wal Mart đón xe buýt 11 đến bến xe này) để đi thăm làng cổ từ thời Minh của người Bagua. Thật ra tại Zhaoqinh có hai ngôi làng cổ từ thời Minh. Ngôi làng thứ nhất là Licha, nhỏ hơn, khách du lịch đến đông hơn, do đó muốn vào phải đóng phí 20 NDT. Tuy nhiên nghe nói dân trong làng bỏ ra ngoài hết rồi. Làng thứ hai lớn hơn, sống động hơn, ít du khách hơn và quan trọng là đến bây giờ vẫn còn miễn phí tham quan. Tuy nhiên, dân làng ít quen cảnh có khách du lịch viếng thăm, vì vậy họ vẫn có vẻ tò mò khi thấy khách du lịch. Dĩ nhiên, tôi chọn nơi nào miễn phí để đi rồi.

Xe chạy khoảng 40 phút thì đến nơi. Ngay đầu làng là một khu chợ bán bánh mứt cho dịp tết. Lúc tôi đến thì trong làng đang có tiệc. Vì vậy mà họ mở cửa một sảnh đường (có tổng cộng 12 sảnh đường được chạm trổ rực rỡ, bên trong để bàn thờ gia tiên của người Bagua) và ngồi ăn uống bên trong. Tôi không nói không rằng (bởi vì bình thường các sảnh đường luôn đóng kín cửa, muốn vào không dễ) phăng phăng cầm máy ảnh, băng ngang qua các bàn nơi người ta đang ngồi ăn uống, vào tận bàn thờ gia tiên chụp ảnh. 


Sau đó lại phăng phăng đi ra trong khi nhiều người đang ăn tiệc nhìn tôi sững sờ, chẳng biết tôi đang làm cái quái gì trong buổi tiệc của họ. Tôi cúi mặt bước đi, hơi xấu hổ (thì ra dây thần kinh xấu hổ mà tôi tưởng bị đứt hết trong 3 tháng ở Ấn độ - do bị nhìn chằm chằm hoài – vẫn còn  hoạt động tốt ở đây.) Tuy nhiên, tôi vẫn cúi mặt phăng phăng đi ra trước khi bị đánh (nếu có). Thực sự người dân làng không đến nỗi như vậy, tôi có cảm giác hình như họ gọi tôi lại để ăn tiệc cùng họ, nhưng do đang xấu hổ (bởi vì sấn sổ nhảy vào nơi người ta ăn uống chụp ảnh) nên tôi đi ra (nếu không thì tôi ngồi lại đánh chén với họ rồi.)

Chụp ảnh xong sảnh đường, tôi qua gian kế bên nơi họ để vỏ chai, bát dĩa và bàn ghế dư. Ôi, những cái ghế băng dài, nhỏ bản trông y hệt những cái ghế trong các tửu quán trong phim cổ trang. Mỗi khi thực khách muốn đánh nhau thì họ cầm lấy những cái ghế này mà phang và đỡ. Những cái ghế mà tôi thấy y chang như vậy đó. Còn những cái tô thì đáy nhỏ miệng to. Những cái tô này hồi tôi còn nhỏ xíu, về ngoại ăn cơm bằng tô như vậy hoài.

Rời khỏi khu tiệc, tôi đi vào các khu dân cư để xem và chụp ảnh. Kỳ lạ là người dân ở đây ở chung lẫn lộn cùng với những nhà cũ, đổ nát. 

Nghĩa là một ngôi nhà có người ở có thể nằm cạnh bên một ngôi nhà đổ nát không người ở. Những cánh cửa gỗ mục ruỗng, những căn nhà hoang tàn, những căn gác, những chái bếp, kể cả cách họ phơi đồ và ngồi cạnh thành giếng nói chuyện đều gợi cho tôi nhớ đến những bộ phim cổ trang của Trung Quốc và Hồng Kong quá.

Gác lửng tiêu điều

Nhà hoang

Nhà có người ở

Dấu hiệu của sự sống

Thế đấy, tôi cứ một mình đi loanh quanh trong làng, người dân nhìn tôi quá trời, tôi cũng mặc kệ. Cuối cùng tôi thấy một cái sảnh đường mở cửa và có người ra vô gánh đồ và đốt nhang. Tôi lật đật chạy tới (lúc chụp hình ở đám tiệc sợ bị đánh nên có dám chụp nhiều đâu). Khi vừa bước chân vào cửa thì mấy đứa trẻ đốt pháo nổ đùng đùng ngay bên ngoài. Tôi hơi giật nẩy người. Người dân ở đây tốt bụng ghê. Họ nghĩ tôi sợ tiếng pháo nên vào đây núp. Họ tìm cách trấn an tôi và nói đừng sợ. Tôi bước vào sâu bên trong định chụp ảnh thì họ nói chỉ là tiếng pháo không có gì phải núp và họ ngoắc tay nói tôi ra đi đừng sợ. Quê là không chụp hình được bởi vì họ đóng cửa rồi, đã vậy còn bị mang tiếng là sợ tiếng pháo nữa chứ.

Tôi lại tiếp tục loanh quanh và lại thấy một cái sảnh đường khác mở cửa. Ở đây vắng vẻ hầu như chẳng có ai. Tôi bước vào ngắm và chụp hình thật đã. Nói chung là bàn thờ gia tiên ở đây trông y hệt như trong phim nhưng chỉ khác là ở đây tôi được nhìn tận mắt thôi. Ngoài cổng lớn thì có một cái cửa gỗ chạm trỗ đẹp mắt, cửa này là bức bình phong ngăn giữa bàn thờ gia tiên và cửa chính. Đa số người dân không bước qua cửa này để vào mà đi vòng sang trái hoặc phải (chả hiểu vì sao?)
Đường làng
Nói chung khu làng này khá sạch sẽ. Người dân ở đây trông hơi khác những người Trung Quốc khác, mắt họ sâu hơn và mày rậm hơn. Đi xem chán chê, tôi ra đón xe quay về Zhaoqinh, lại trả 8 NDT cho chiều quay về.

Vòng qua vòng lại thế là hết một tuần lễ “nằm vùng” tại Zhaoqinh, cả tinh thần, thể xác và tài chính hồi phục và cân bằng sau thời gian ở đây. Ngày thứ 7 ở tại Zhaoqinh, tôi quyết định ra phòng bán vé xe lửa mua vé đi Maoming bởi vì xe buýt mắc hơn đến gần 50 NDT. Tuy nhiên, chỉ có tàu đêm cho ngày hôm sau, nghĩa là tôi sẽ đến Maoming vào lúc gần 11h đêm. Tôi hỏi vé cho ngày hôm sau nữa thì có vé tàu sáng lúc 9h15 và tàu đến vào khoảng 12h15 (chỉ 3 tiếng đồng hồ trên tàu thôi). Tôi mua vé tàu này, giá 87 NDT cộng thêm 5 NDT tiền phụ thu do mua vé tại văn phòng trong thành phố chứ không phải tại ga. Kệ bởi vì nếu ra tận ga để mua thì tiền xe buýt đi và về là hết 3 NDT rồi. Ôi, vậy là tôi lại ở Zhaoqinh thêm ngày thứ 8.

Hôm nay là ngày thứ 8 tôi ở tại Zhaoqinh. Hôm nay cũng là ngày 31/1/2011, cũng là ngày 29 tết âm lịch. Hầu như cả ngày tôi nhốt mình trong phòng để viết bài trong hơn 10 ngày qua bởi vì từ khi quay trở lại Trung Quốc lần hai, tôi hầu như chẳng viết gì hết, một phần là do lười biếng, một phần do tâm trạng háo hức không còn nữa. Tôi biết nhiều tiếng Hoa hơn và mang tâm trạng người địa phương nhiều hơn người lạ rồi. Đó là lý do tôi thích đi du lịch đến một nước lâu là vậy. Khi ở lâu rồi thì sẽ biết ít nhiều tiếng địa phương, phong tục và có thể hành xử như người địa phương, do đó chi phí sẽ rẻ hơn. Vì vậy càng đi du lịch lâu thì chi phí càng rẻ là vậy.

Tôi đi Trung Quốc (21): Guangzhou (Quảng Châu)


Tàu đến Quảng Châu vào khoảng 8h sáng. Từ ga bước ra, gặp lại 4 người Ba Lan. Sima hỏi ghế ngồi của họ thế nào. Họ nói khá tốt, hầu như chẳng có vấn đề gì. Tôi bước đến phòng thông tin hỏi thăm bến tàu điện ngầm (metro). Thì ra nó nằm ngay sau lưng quầy thông tin.

Tôi, Sima và 4 người Ba Lan đều bước xuống cầu thang nhưng sau đó thì chúng tôi mất dấu họ, chẳng biết họ đi đâu. Ở đây, hệ thống metro bán vé tự động. Mỗi người mua phải chuẩn bị tiền xu hoặc nếu tiền giấy thì máy chỉ chấp nhận tờ 5 đồng và 10 đồng mà thôi. Nếu không có tiền xu lẫn tờ 5 và 10 đồng thì có thể đến quầy để đổi tiền. Sau khi có tiền đúng yêu cầu thì vào máy chọn tuyến tàu của mình (Làm sao biết tuyến nào mà chọn? Có bản đồ hướng dẫn ngay bên cạnh. Quan trọng là phải biết mình muốn đi ga nào, sau đó tìm trên bản đồ xem ga của mình nằm ở tuyến màu cam, màu vàng hay màu lục. Ở đây có 5-6 tuyến thôi.) bằng cách bấm vào màu tương ứng, sau đó bấm ga muốn đi. Ngay ô bên cạnh sẽ hiện ra giá tiền. Nếu muốn mua hai vé thì bấm vào số 2. Sau đó nạp tiền vào khe. Nạp đến đâu thì máy tính sẽ hiện ra số tiền nạp đến đó. Sau đó máy nhả ra token cho một lần đi cộng với tiền thối bằng đồng xu. Nói tóm lại là việc mua vé tự động khá dễ dàng.

Dựa vào sách hướng dẫn du lịch, chúng tôi muốn đi ga Fangcun (đọc thành Phang chuẩn) bởi vì ở đây có Riverside Youth Hostel, nằm ngay trên bờ sông Pearl. Mỗi người trả 4 NDT cho metro. Vậy là chúng tôi lên tàu.

Hệ thống metro tại Quảng Châu khá là hiện đại. Vì thế chỉ lần đầu chúng tôi gặp rắc rối, sau đó thì rất dễ dàng trong việc xác định đúng hướng để lên đúng tàu. Trên tàu có thông báo bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Ngay mỗi ga đều có chữ ghi tên nhà ga. Hướng nào tàu đi thì hiện chữ nổi, hướng ngược lại thì có chữ chìm. Vì vậy khi cần đi ga nào đó, chúng tôi chỉ cần tìm trên phía chữ nổi có tên ga của mình không. Nếu không thì chạy qua hướng kia.

Riverside Youth Hostel nằm trên đường Changdi ở khu Fangcun. Đây là khu đường mới thành lập nên không phải ai cũng biết. Sau khi ra khỏi ga điện ngầm, hỏi thăm vài người chúng tôi mới tìm được đến nơi. Hostel này trông khá hoành tráng, nằm giữa những khách sạn bề thế. Nếu so sánh với Sài Gòn thì khu vực này giống như khu vực cạnh bến Bạch đằng vậy đó. Giá dorm ở đây là 55 NDT cho thành viên và 65 NDT cho người không phải thành viên. Tôi nói giá như vậy thì không rẻ nếu chúng tôi phải ở đến 3 đêm.

Sima bàn với tôi vào đó gửi nhờ hành lý sau đó cùng đi kiếm nơi khác rẻ tiền hơn. Tôi hơi ngại nhưng bà ta nói cứ hỏi bởi vì theo bà nhận xét thì các tiếp tân của youth hostels tại Trung Quốc khá là dễ thương.

Vậy là bà ta bước vào nói với họ. Dĩ nhiên là họ đồng ý và đưa cho chúng tôi thẻ gửi hành lý. Chúng tôi đi ra con đường ở cạnh đó, vừa đi vừa hỏi thăm nhà nghỉ giá rẻ. Cuối cùng được chỉ vào một con hẻm. Tại đây giá phòng đôi là 88 NDT. Chúng tôi trả giá xuống còn 70 NDT/đêm. Trong phòng có máy điều hòa lạnh mà không có máy điều hòa nóng bởi vì họ nói chẳng bao giờ nhiệt độ lạnh đến mức phải cần đến nó. Tuy nhiên trong phòng có tivi và nhà tắm có nước nóng. Phòng khá sạch sẽ và thực ra đây là khách sạn chứ không phải nhà nghỉ.

Tôi và Sima quay lại youth hostel để lấy hành lý. Trong khi chờ Sima hỏi thăm thông tin về việc đi ra sân bay bằng cách nào thì tôi mở máy tính ra để thử vào internet. Thì ra wifi ở đây không có mật mã, ai vào cũng được. Tôi thông báo với Sima việc này. Bà nói sau này chúng tôi có thể đến ngồi trên ghế ở ngoài sân để sử dụng wifi.

Sima có vẻ thích thú lắm bởi vì vừa được ở phòng giá rẻ vừa có thể sử dụng wifi miễn phí. Chúng tôi hầu như mỗi ngày đều đi bộ ra khu youth hostel này để dùng wifi. Lúc đầu Sima vào xin sử dụng máy tính của họ. Mặc dù Sima không ở đó nhưng họ vẫn cho phép bà ta sử dụng. Tuy nhiên máy tính ở đây chỉ miễn phí 15 phút đầu, sau đó thì phải đóng tiền.

Những hướng dẫn cho du khách đến các địa điểm tham quan tại Quảng Châu mà tôi chụp được ở Riverside Youth Hostel








Khu Fangcun chúng tôi ở nổi tiếng với chợ trà. Ở đó 3 ngày nhưng chúng tôi chưa có dịp đi đến đó bao giờ bởi vì cứ bước chân ra khỏi cửa thì không lạc vào khu chợ này thì cũng lạc vào trung tâm mua sắm nọ.

Chúng tôi cũng đi ra khu phố mua sắm ở đường Beijing (Bắc Kinh). Thực ra khu phố này bán đồ không rẻ chút nào. Sima luôn miệng bảo đây là khu phố nhà giàu, không phải là nơi bà cần. Tuy nhiên ở khu này có một ngôi chùa khá rộng, người dân vào đốt nhang nghi ngút. Ở đây có bán cơm chay, 5 NDT/phần. Tôi cũng mua ăn thử. Có người bảo ẩm thực Trung Quốc chia làm 4 trường phái: bắc mặn, nam ngọt, tây cay, đông chua. Ở phía Tây ăn cay thì tôi thừa nhận qua những thành phố mà tôi ở trước đây. Nhưng đây là thành phố Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, nhìn trên bản đồ thì thuộc phía Đông Nam mà sao thức ăn ở đây mặn quá. Sau này ăn những món khác tôi cũng thừa nhận là dân ở đây không ăn cay mà lại ăn mặn. Vì vậy khi mua đồ ăn thì người bán luôn hỏi có muốn ăn cay không, nếu muốn thì họ mới thêm ớt vào. Trong khi ở phía Tây, họ không thèm hỏi, cứ việc cho ớt vào, khi nào không ăn nói trước thì họ mới không cho. Ah họ có hỏi đấy chứ nhưng mà hỏi có cần thêm muối vào không? Hehehe. Trên bàn ăn luôn có để thêm hũ muối cho những người muốn ăn muối.

Chê khu đường Beijing bán hàng mắc, chúng tôi đi qua khu quảng trường Hải châu (cũng phải hỏi thăm đã đời mới đến nơi được.) Ở đây có những khu bán lẻ giá sỉ dưới tầng hầm. Sima vào mua mấy cái quạt để dưới laptop cho mát cộng thêm ổ cắm USB có nhiều đầu ra đủ hình như hình rô bô, hình bông hoa,…và nhiều thứ lặt vặt khác. Bà ta mua một cách thích chí và say mê. Câu mà Sima hay nói là trời ơi, rẻ quá, chỉ có vài đô, với vài đô này thì hầu như chẳng mua được gì ở Úc. Ở đó chỉ một ly cà phê thôi mà giá đã là 5 đô rồi. Một câu khác mà bà ta hay nói là: hàng hòa rẻ như thế thì đúng là một trò đùa (it is a joke!!!) Đi đâu bà ta cũng kêu lên như thế.

Hai ngày lê la mệt mỏi ở các khu mua sắm cùng Sima. Chủ yếu là bà ta mua hàng còn tôi thì làm thông dịch bằng thứ tiếng Hoa bập bõm nhưng cũng đỡ hơn bà ta nhiều bởi vì bà ta chẳng biết nói gì luôn. Chỉ một câu: bao nhiêu tiền? (tua xào chẻn?) mà tôi chỉ mãi, bà ta vẫn không nói được. Có lẽ do bà ta quá ỷ lại vào tôi chăng chứ ở Trung Quốc gần 1 tháng rồi mà một câu cũng không nói được là sao? Có lần tức mình quá khi bà ta muốn ăn hoành thánh kêu tôi hỏi bao nhiêu tiền, tôi không thèm hỏi, bà ta bước vào hỏi đại: tua xào chẻn. Họ ra dấu 4 NDT. Họ cũng hiểu đó. Vậy mà muốn mua gì, bà ta cứ toàn kêu tôi hỏi. Bà ta gọi tôi là Yumy. Cứ ra đường là Yu my, Yu mỷ, Yu mỳ ỏm tỏi để kêu tôi hỏi giá và trả giá cho bà ta.

Quảng Châu là thành phố khá lớn và hiện đại. Sima nói đây là thành phố lớn thứ 3 của Trung Quốc. Ở đối diện Riverside Youth Hostel là bến phà (1/2 NDT cho một lần qua phà) qua đảo Shamian. Khu trung tâm của đảo trông giống y như ở Châu Âu vậy đó. Khu này đúng là khu vực nghỉ dưỡng dành cho nhà giàu. Ở đây có một youth hostel, giá dorm là 60 NDT. Sima nói giá cả như vậy là không đắt ở một khu sang trọng như thế. Ở đây dọc theo bờ sông là các công viên cây xanh ngát và các bức tượng đúc màu đen: có bức là hai đứa trẻ đang chơi lò cò, có bức là hai người đang ngồi chơi cờ, có bức là những nam nữ mặc quần áo Trung Quốc cổ truyền, có bức là ông bà đang đẩy xe nôi cho cháu đi dạo,… Sima vô cùng thích những bức tượng này. Bà ta nói người đúc tượng quả thật có tài bởi vì các khuôn mặt tượng trông đầy cảm xúc. Hôm đó là chủ nhật nên tại các công viên người dân ra tập thể dục hoặc chơi thể thao, có người chơi tennis, có người đánh vũ cầu, có người tập thái cực quyền theo tiếng nhạc từ điện thoại di động, có nhóm tập múa quạt, múa gậy,… ôi đủ cả.

Tôi rủ Sima lên xe buýt 25 đi đến đền Ren Wei. Thực ra đây là đền của đạo Lão. 


Người dân cũng đốt nhang khói nghi ngút. Họ mua những mâm quấn toàn là giấy vào cúng và sau đó là mang ra đốt tại lò đốt ngay trước cổng đền. Bên trong đền là các tượng thần có hình dạng khác nhau trong đó có một bức tượng trông khá lạ - từ cặp mắt của bức tượng này mọc ra hai cái chân chỏng ngược lên trời. Không hiểu gì về đạo Lão nên dĩ nhiên tôi cũng không hiểu ý nghĩa của những bức tượng này rồi. 


Ngay sau lưng ngôi đền là một cái chợ, chúng tôi vào đó đi loanh quanh một hồi lại ra đường cái. Con đường ngay trước cổng đền Ren Wei trông cũng khá lạ. Nhà nhà đều treo lồng đèn đỏ và cửa nẻo, kiến trúc thì trông giống như cảnh ở những bộ phim cổ trang của Trung Quốc hay Hồng Kong vậy đó. Vì thế con đường này hoàn toàn khác với những con đường khác tại Quảng Châu mà chúng tôi đã đi qua.

Ra khỏi con đường như trong phim cổ trang, chúng tôi lại lọt vào khu thương mại giá sĩ quần áo trẻ em. Ôi trời, một khu trung tâm rộng lớn chỉ chuyên bán đồ cho trẻ em. Cả tôi lẫn Sima đều không hứng thú với quần áo trẻ em nên chúng tôi đi thẳng luôn và sau khi băng qua hai cái cầu vượt quanh co vắt vẻo, có cả lối đi riêng trồng hoa cho người đi bộ và lối đi cho xe, chúng tôi lại lọt vào khu chuyên bán thiết bị dành cho nhà cửa như đèn, vách, dụng cụ nhà tắm, …… Sima nói ở đây chẳng có gì mà họ lại không bán và mỗi món lại có cả một khu bán hàng riêng. Quả đúng là Quảng Châu danh bất hư truyền đối với những tay buôn người Việt. Hèn chi mà dân Việt Nam hay qua đây “đánh hàng” về bán.

Tuy nhiên theo nhận xét của cả tôi và Sima thì thành phố này hàng hóa vẫn mắc hơn những thành phố khác. Có thể do chúng tôi không biết chỗ để mua hàng hoặc không biết trả giá chăng?


Hệ thống tàu điện ngầm hiện đại ở Quảng Châu rất hữu ích đối với chúng tôi. Trong suốt thời gian 3 ngày tại Quảng Châu, chúng tôi hầu như chẳng gặp vấn đề gì về phương hướng. Cứ đi loanh quanh lẩn quẩn, mỗi lần muốn về thì lại tìm ga tàu điện ngầm, mua vé về lại Fangcun. Tàu điện ngầm ở đây có giá vé từ 2-8 NDT cho mỗi lần đi, tùy theo tuyến đường ngắn hay dài. Có cả tuyến ra sân bay (cách trung tâm đến 32 cây số). Từ Fangcun ra sân bay phải đổi tàu một lần và mất 1 tiếng đồng hồ trên tàu, giá vé chỉ có 13 NDT thôi, rẻ hơn nhiều so với đi taxi (ít nhất 140 NDT). Ga điện ngầm nằm ngay tại sân bay. Từ ga bước ra, lên thang leo lên là đã đến sân bay rồi. Vì vậy những ai đi máy bay đến Quảng Châu muốn về trung tâm thành phố thì nên đi tàu điện ngầm. Nếu không biết bấm vào ga nào để chọn thì hãy chọn Guangzhou Train Station. Nhà ga này nằm ngay trung tâm thành phố. Vì vậy từ đây muốn đi kiếm nhà trọ hay khách sạn rẻ tiền đều dễ dàng. Tuy nhiên chớ dại dột mà chọn ga Guangzhou East Train Station nhé (ngoại trừ muốn đi tàu lửa đường dài), ở khu này toàn là nhà cao tầng và khách sạn 4-5 sao không hà.

Phào, ba ngày ở thành phố rộng lớn Quảng Châu thật ra chẳng xi nhê gì hết. Ngày thứ nhất khi chúng tôi mới đến, đi tìm khách sạn và khám phá khu vực Fangcun. Ngày thứ hai khám phá phố mua sắm Beijing và quảng trường Hải châu. Ngày thứ 3 khám phá đảo Shamien, đền Rei Wei và khu vực xung quanh. Vẫn còn một khu mua sắm khác ở gần ga tàu điện ngầm Changsha – nghe nói khu này chuyên bán quần áo giảm giá. Tuy nhiên, một người thích mua sắm như Sima còn không đủ hơi sức để khám phá nơi này huống chi là tôi.

Ba ngày hết vù, sáng 24/1, tôi đưa Sima ra ga tàu điện ngầm để ra sân bay. Tôi tiễn bà ta đến tận sân bay và chưa biết sẽ đi thành phố nào tiếp theo. 

Trong khi ngồi trông hành lý cho Sima đi toilet, tôi mở sách hướng dẫn ra đọc và phát hiện thành phố Zhaoqinh, cách Quảng Châu 110km về phía Tây Nam, nơi này có một đặc sản nổi tiếng mà tiếng Anh gọi chung là dumplings. Tôi thông báo cho Sima biết bởi vì bà ta rất thích ăn dumplings của Trung Quốc. Vậy là tôi biết sẽ phải đi đâu rồi – tôi “đi theo tiếng gọi của món ăn.”

Chia tay với Sima xong, tôi quay về ga metro. Đến bàn thông tin hỏi thăm muốn đáp tàu đi Zhaoqinh thì nên đến ga xe lửa nào (ở Quảng Châu có đến 3 ga tàu lửa.) Câu trả lời là Guangzhou East Train Station. Hơi ngời ngợi bởi vì tôi biết ga này chuyên đi tuyến đường dài trong khi Zhaoqinh chỉ cách Quảng Châu có 110 km thôi. Tuy  hiên tôi cũng mua vé đi Guangzhou East Train Station với giá tiền 12 NDT.

Khi đến ga mới biết ở đây không có tàu đi Zhaoqinh. Muốn đi tôi phải về Guangzhou Train Station. Làm biếng quay trở lại tàu điện ngầm, tôi ngoi luôn lên mặt đất đón xe buýt đi bởi vì tôi thấy mũi tên hướng dẫn ra bến xe ở gần đấy. Dọc đường có nhiều sinh viên tình nguyện trong bộ đồng phục hướng dẫn những người không biết đường (cái này giống ở Việt Nam vào mùa thi đại học đây.)

Bến xe trông khá hiện đại và giá vé cũng không rẻ (có thể giá vé tăng theo dịp tết giống như ở Việt Nam chăng?) Tôi phải trả 51 NDT cho 2h trên xe – quá mắc! Trong bến xe này có một cửa hàng bán thức ăn giá cũng không rẻ tí nào – buổi sáng Sima có đãi tôi một bữa tiệc chia tay là món salad do bà tự làm. Bây giờ đã qua 12h trưa rồi mà tôi vẫn chưa có gì vào bụng. Nhưng giá ở đây cắt cổ quá, tôi không thèm ăn, ngồi uống nước trà trừ cơm vậy. Mà cũng không dám uống nhiều, mắc toilet thì ai giữ hành lý cho mà đi chứ. Từ đang đi 2 người chuyển sang 1 người phải mất 1 thời gian tôi mới quen được (cũng như trước đây đang tự do tự tại một mình, tự nhiên Sima tháp tùng đi chung thì phải mất 1 thời gian tôi mới quen được việc lúc nào cũng có một người kè kè bên cạnh.)

Tôi đi Trung Quốc (20): Trở lại Nanning


Xe giường nằm đi Nanning cũng giống như những xe giường nằm ở Việt Nam. Tuy nhiên cứ hai giường lại có một cái thau nhôm (do dân Trung quốc hay khạt nhổ nên họ để thau cho nhổ vào đấy mà- thấy gớm!) Tôi nói với Sima: chiếc xe sang và đẹp thế này chắc chắn là có cấm hút thuốc trong xe đây. Vậy là khỏi phải hít khói thuốc trong 20 tiếng trên xe rồi nhé. Xe đóng cửa kín mít, vậy mà thỉnh thoảng lại có một tên Trung Quốc mất dạy nào đó hút thuốc trong xe (tôi cực kỳ căm ghét điều này – phải trả một đống tiền cho chiếc xe xịn để hít khói thuốc của những tên mất dạy này thì thật bất công cho tôi.)

Tuy nhiên, ban đêm tôi lo ngủ nên cũng chẳng để ý đến khói thuốc. Xe dừng một lần cho mọi người ăn chiều và một lần để đổ xăng, còn lại thời gian là chạy suốt. Lúc ở bến Hekou, người bán vé xe nói rằng phải mất từ 16-20 tiếng thì xe mới đến Nanning. Do đó chúng tôi nghĩ phải đến 8-9 h sáng hôm sau thì mới đến nơi.

Khoảng 5h sáng, xe dừng lại ở một bến xe khá lớn, nhiều người lên xe nói “xủng xẻng” gì đó với khách (chắc cò taxi đây mà). Hầu hết mọi người đều xuống ở đây. Tôi và Sima chạy vào nhà vệ sinh. Lúc đi ra, tôi tranh thủ đánh răng và hơi ngờ rằng đây là bến xe  Nanning. Sima chạy vào bảo tôi đưa vé để đưa cho tài xế xe xem. Sau đó bà ta chờ tôi ở cửa và thông báo rằng đây không phải là bến Nanning bởi vì tài xế sau khi xem vé thì chỉ bà ta lên xe và bà ta chờ để lên cùng tôi. Tôi cũng hơi ngạc nhiên và hỏi lại một lần nữa là có phải tài xế bảo lên xe không thì bà ta khẳng định là phải. Vậy là tôi cùng leo lên xe và tiếp tục ngủ. Tuy nhiên trên xe chỉ có tôi và Sima và hai người nằm phía trước đang ngủ mê mệt. Tôi thấy hơi lạ bởi vì người thanh niên ở giường giữa tôi và Sima cũng nói là đi Nanning và anh ta xuống xe mất rồi. Tôi nói với Sima, bà ta khẳng định là tài xế bảo bà ta lên xe mà.

Bên ngoài mới hơn 5h sáng, trời khá lạnh nên tôi lại quấn chăn tiếp tục ngủ. Xe chạy qua bến gần đấy và dừng lại. Hai tài xế nói gì đó với nhau và sau đó họ đóng cửa bỏ đi đâu mất. Tôi mê ngủ trong chăn ấm nên chẳng quan tâm. Sima nằm một hồi rồi lại thấp tha thấp thỏm. Bà ta ăn sáng chán chê rồi bắt đầu “điệp khúc” của mình. Bà ta lôi tôi dậy và nói chắc chắn là có vấn đề bởi vì xe dừng hai tiếng đồng hồ rồi. Tôi nói có thể đây là bến Nanning và bên ngoài lạnh lắm, ngủ thêm chút nữa thôi. Bà ta cứ thấp thỏm đi lên đi xuống và nói những người đang ngủ mê mệt trên xe đều là tài xế bởi vì bà ta nhận diện ra họ. Bà ta lôi họ dậy và nói tiếng Anh. Dĩ nhiên là họ chẳng hiểu. Bà ta hỏi ầm ĩ. Tôi phải ra khỏi chăn và thông dịch thôi. Thì ra đó là bến Nanning. Họ bảo bà ta lên xe lấy hành lý xuống mà bà ta tưởng họ bảo quay trở vào xe.

Kinh nghiệm này cũng thú vị ghê. Chúng tôi bị nhốt hai tiếng trên xe để ngủ và những người tài xế không biết làm gì với hai khách nước ngoài nên khóa cửa lại và để mặc cho chúng tôi ngủ. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật là buồn cười.

Kéo hành lý ra ngoài, tôi ghé quầy thông tin hỏi chuyến xe buýt đi về đường Shanghai. Ở các Youth Hostel khác, tôi lấy được địa chỉ của Landlotus Hostel tại Nanning. Lần trước không biết nhưng lần này có địa chỉ trong tay nên tôi quyết định dẫn Sima đến đó ở, mà Sima cũng mê youth hostels tại Trung Quốc lắm.

Lên xe buýt số 4, chúng tôi bị bỏ xuống dọc đường sau khi tài xế phẩy tay về con đường bên cạnh ý nói đi thẳng Vậy là vừa đi vừa hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được hostel này. Tuy nhiên giá dorm ở đây chẳng hề rẻ, giá 50 NDT. Hostel này không thuộc tổ chức Hostelling International nên chẳng có chế độ giảm giá cho thành viên.

Đa số du khách ở tại đây đều là những người sang Trung Quốc giảng dạy tiếng Anh và nhân dịp nghỉ đông thì họ đi du lịch luôn. Nhiều người trong số họ đi Việt Nam từ Nanning vào hôm sau.

Hôm đó, tôi phải ra ngân hàng rút tiền. Đến Bank of China thì mỗi lần được rút tối đa 2.500 NDT thôi. Khi về máy tính kiểm tra thì thấy họ quy tỷ giá tạm thời cộng chi phí thì tôi phải trả đến 3.319 VND cho một NDT, tức ghê. Lúc ở biên giới nhiều người dụ tôi đổi tiền với tỷ giá 3.160, tôi không đổi bởi vì lo chạy qua biên giới cho kịp.

Hôm đó đã là ngày 20/1, tôi muốn ghé tỉnh nào đó trước khi đi Quảng Châu thì Sima bảo bà ta muốn đi Quảng Châu ngay và ở đó vài hôm bởi vì vài người tại hostel nói có nhiều điểm đáng xem tại Quảng Châu.

Tôi đi ra ga xe lửa, lại rồng rắn xếp hàng để mua vé hôm sau đi Quảng Châu. Theo trang web tàu lửa của Trung Quốc thì không thấy vé cho ghế ngồi ở những chuyến tàu đêm, chỉ có vé giường cứng và mềm thôi. Tôi mua hai vé giường cứng đi Quảng Châu, mỗi vé giá 173 NDT. Lại thêm một lần nữa đau ruột vì phải bỏ tiền mua vé đi một chặng đường dài. Đây thực sự chẳng phải là kiểu đi du lịch của tôi tí nào. Tôi chỉ thích đi từng chặng ngắn, vừa đi vừa dừng lại ngủ 1-2 đêm.

Tàu của chúng tôi khởi hành vào lúc 7h15 tối, vậy là ngày hôm sau chúng tôi có cả ngày tại Nanning. Buổi sáng tôi và Sima đi vào một trung tâm thương mại ngay con đường bên cạnh đường Thượng Hải. Con đường này hàng hóa bày hơi bát nháo và trung tâm mà chúng tôi đi vào thực ra là một khu chợ bán hàng sỉ. Tôi vừa đi vừa chán bởi vì bao nhiêu ngày lê la cùng Sima qua các khu mua sắm rồi. Tôi hầu như chẳng mua gì, còn Sima thì vô cùng hào hứng bởi hàng hóa giá rẻ ở đây. Theo tôi, chuyến đi này của bà đúng là một shopping trip.

Khu trung tâm này có rất nhiều tầng, chúng tôi leo lên tầng cuối cùng thì thật bất ngờ. Trước mắt chúng tôi là một cửa hàng trông như cửa hàng bách hóa bán đủ thứ hầm bà lằng với giá cực rẻ, mua lẻ với giá sỉ, bởi vì dù mua nhiều hay ít thì người tính tiền chỉ đếm món mà tính tiền thôi. Mổi người mua hàng được phát cho một cái rổ nhỏ (giống như rổ đi siêu thị vậy) và cứ lang thang từ kệ này qua kệ khác, thấy món nào thích thì cho vào rổ. Ở đây bán đủ thứ từ đồ kẹp tóc đủ loại đến văn phòng phẩm, găng tay mũ nón vớ.. tất tần tật. Tôi mua một đôi găng tay có thể mở ra đóng vào các ngón với giá chỉ 4 NDT. Ở chợ địa phương có giá từ 5-7 NDT. Dĩ nhiên đây là lãnh địa của Sima rồi, bà ta mua quá trời. Sau đó bà ta quyết định bước ra ngoài đợi tôi bởi vì theo lời bà nói thì không muốn rinh cả cửa hàng này về nhà.

Ở đây có rất nhiều khách hàng trông như những người buôn bán ở các chợ địa phương đến mua hàng. Họ mua món gì thì mua cả mấy lố chứ không mua 1-2 cái như những người khác. Vì vậy tôi nghĩ đây đúng là cửa hàng bán sĩ rồi. Nếu có ai muốn kinh doanh hàng Trung Quốc thì phả liên hệ với tôi ngay, tôi sẽ giới thiệu cho cái cửa hàng này và chỉ ăn tiền có thôi hehehehe.


Thường các youth hostels rất dễ thương. Chúng tôi trả giường lúc 12h nhưng vẫn có thể gửi hành lý tại đó, sử dụng các tiện nghi tại đó như nước uống, toilet, wifi, internet,… và có thể ở đó để chờ đến giờ ra ga xe lửa.

Vậy là từ khi khu thương mại trở về, tôi và Sima vào mạng nói chuyện và tìm thông tin đến 6h chiều mới tạm biệt những cô tiếp tân dễ thương tại khách sạn để ra ga.

Từ đường Shanghai đến ga lửa khá gần nên tôi và Sima cùng đi bộ (khoảng 5-10 phút). Khi đến phòng chờ tàu của chúng tôi thì thật bất ngờ trước đoàn người đang chen chúc xếp hàng chờ sẳn trước cả tiếng đồng hồ. Tôi và Sima cũng chen chân vào và làm quen với 4 người khách du lịch đến từ Ba Lan. Họ mua vé ghế ngồi mềm, chỉ có giá 94 NDT thôi. Ôi, vậy mà tôi tưởng chỉ có giường nằm thôi chứ. Lần sau đi tàu lửa tôi sẽ hỏi trực tiếp người bán, không thể tin trang web được nữa.

Mắc cười nhất là Sima chưa bao giờ đi tàu ghế ngồi tại Trung Quốc, vậy mà bà ta lại hướng dẫn cho họ mới ghê (họ cũng lần đầu đi tàu tại Trung Quốc). Tôi phải nói với bà rằng bà có thể làm họ lúng túng bởi vì toa giường nằm và ghế ngồi không giống nhau.

Khi lên tàu rồi thì Sima giở chiêu dành giường nằm bên dưới. Bà ta luôn có lợi thế là người nước ngoài lại không biết tiếng Hoa. Do chúng tôi xếp hàng nên là một trong những người lên tàu sớm nhất. Toa giường nằm có hai dãy, mỗi dãy 3 giường. Người ta không ghi số giường mà ghi số dãy (vé chúng tôi thuộc dãy 1-2) và chỉ ghi là giường trên hay giướng dưới thôi. Trên vé ghi giường của tôi và Sima là giường trên. Khi chúng tôi lên thì thấy hai cô gái Trung Quốc dành giường giữa, nghĩa là tôi và Sima phải leo lên giường trên cùng. Tuy nhiên lúc đó hai người ở giường dưới chưa lên. Vậy là Sima nói tôi cứ lên đó ngồi.

Thì ra hai giường dưới là của hai sinh viên Trung quốc. Thấy chúng tôi ngồi trên giường của họ, họ không nói gì cả mà ngồi xuống mép nói chuyện với những sinh viên khác. Tôi và Sima bắt chuyện với họ. Họ là sinh viên ngành y học cổ truyền, đang trên đường về quê Quảng Châu ăn tết. Mỗi năm họ đóng học phí tương đương 3.000 đô Mỹ (mắc hơn ở Việt Nam). Họ thuê nhà trọ 5 người ở, mỗi người đóng 1.500 NDT/năm.

Tôi và Sima sau đó nằm luôn xuống giường ngủ. Họ không nói gì và sau đó leo lên giường trên cùng. Vậy là kế hoạch dành giường của Sima đã thành công mỹ mãn.

Tôi đi Trung Quốc (19): Trở lại Hekou (Hà Khẩu)

Dự định về Việt Nam 2 đêm sau đó mới trở qua Trung Quốc để tiếp tục tháng lưu lạc tiếp theo bởi vì dù sao Sima cũng dự định ở tại Hà Khẩu 2 đêm và đây là khu vực chợ trời nên bà ta có thể mua hàng giá rẻ; tuy nhiên, chưa nghe tôi nói hết ý định của mình thì bà ta đã cự tôi quá trời. Lo cãi nhau với tôi vì vậy mà khi check in vào khách sạn, bà ta làm theo quán tính là trả 50 RMB tiền phòng và 50 RMB tiền thế chân cho chìa khóa. Khắp nơi ở Trung Quốc đều phải thế chân và trả tiền phòng trước cả.

Về Việt Nam 1 ngày đêm, ngày hôm sau tôi phải lập tức quay lại bởi vì cảm thấy không yên tâm khi để Sima một mình tự xử tại Hà Khẩu. Bởi vì đã sử dụng hết mọi entry của visa nên nếu tôi muốn ở lại thêm thì phải đến phòng PSB (Public Security Bureau) để xin gia hạn visa, thực ra là xin một visa mới ngay tại Trung Quốc. Để có thể xin gia hạn thêm visa, tôi cần phải có chứng minh tài khoản ngân hàng, mỗi ngày trung bình 100 đô la Mỹ, như vậy tôi phải chứng minh trong tài khoản của mình có ít nhất 3.100 đô Mỹ.

Thế là buổi sáng tôi phải đi lòng vòng chợ Cốc Lếu của Lào Cai để tìm nơi vừa có thể vào trang web của ngân hàng vừa có máy in (do tôi sử dụng on-line banking mà). Thế mà cũng phải mất vài tiếng lòng vòng tôi mới tìm ra. Tất cả mọi chi phí chỉ có 3.000 VND thôi. Nếu làm tại Trung Quốc thì mắc tiền hơn nhiều. Sau đó thì đã quá trưa, tôi tìm đặc sản Việt Nam ăn cho đã thèm. Nhưng cuối cùng cũng tạt vào một quán phở Nam Định làm một tô cho căng bụng (lý do tô phở ở đây khá to mà lại chỉ mất 15.000 VND thôi).

Sau đó lại tìm một quán internet vào viết bài, chỉnh sửa nốt lại các bài trên blog (do ở Trung Quốc không vào blog được chỉ đăng bài qua email nên bài chẳng có hình ảnh gì hết.) Tôi cũng phải tìm thông tin về điểm đến tiếp theo bởi vì Sima hoàn toàn không có ý kiến gì về vụ này. Bà ta bảo cứ tùy tôi quyết định miễn sao ngày 22-23/1 bà ta có mặt ở Quảng Châu để ngày 24 bay về Bangkok là được.

Loay hoay tìm mãi cũng chẳng thấy thông tin gì hết mà thời gian ở Trung Quốc lại đi trước Việt Nam một giờ đồng hồ. Đọc sách hướng dẫn du lịch thì thấy nói rằng tại cửa khẩu này mọi thủ tục nên được thực hiện trước 6h chiều giờ Trung Quốc, nghĩa là 5h chiều giờ Việt Nam.

Thời gian bay vèo vèo. Thế mà đã gần 5h chiều, tôi lật đật tắt máy tính và phóng vèo qua biên giới. May là tôi chọn quán cà phê internet ngay trước cổng biên giới nên không mất nhiều thời gian đi lại. Tại biên giới Hà Khẩu, khi đặt hộ chiếu vào máy scan để tự làm thủ tục check in, máy scan lại từ chối đọc hộ chiếu của tôi (ngày hôm trước anh hải quan đẹp trai của Trung Quốc phải làm nhiều lần thì máy mới đọc.) Anh chàng cò bên phía Việt Nam (người cứ theo dụ dỗ tôi lấy tour đi cùng anh ta tham quan Hà Khẩu – cái Hà Khẩu bé tí mà phải có hướng dẫn viên thì thật mất mặt cho tôi quá) chạy vào văn phòng nhờ một anh hải quan đẹp trai khác của Trung Quốc ra làm giúp. Anh chàng này cũng không làm được nên đành đưa tờ giấy ra cho tôi tự khai (nếu làm tự động thì không phải khai giấy.)

Vậy là tôi lại quay về Trung Quốc vào lúc 6h chiều. Lật đật về khách sạn xem Sima thế nào. Bà ta đang ở trong phòng ăn hoành thánh và nói rằng bà rất vui bởi vì một ngày lang thang mua được 2 cây dù có 7 sắc cầu vồng – cái này bà ta tìm mãi đến bây giờ mới gặp và còn làm mối dắt một cặp người Nhật vào đây ở do trông họ khá mệt mỏi và có vẻ đang tìm phòng trọ nên bà ta dẫn mối giùm khách sạn luôn. Bà ta thông báo sáng nay đã đưa cho tiếp tân 50 NDT tiền phòng rồi.

Do Sima đã ăn tối rồi nên tôi một mình lang thang ra đường tìm quán ăn. Ban đêm ở Hà Khẩu cũng thật tấp nập. Quán ăn dọn hẳn ra lòng đường để bán hàng. Trông thấy hai thanh niên đang ăn món mì xào. Tôi tấp vào hỏi giá. Họ nhìn tôi ngạc nhiên và nói rằng không biết giá. Lúc đó tôi mới nhận thấy vì sao họ ngạc nhiên bởi vì họ không có thói quen hỏi giá trước khi ăn. Họ quay vào hỏi bồi bàn và bồi nói một dĩa mì xào giá 8 NDT. Hơi mắc! Nhưng đang đói bụng và dĩa mì trông cũng khá ngon nên tôi ngồi xuống ăn luôn.

Hai thanh niên Trung Quốc bắt chuyện với tôi bằng tiếng Việt lõm bõm và tôi trả lời bằng tiếng Hoa cũng lõm bõm. Thì ra họ cũng là khách du lịch (Tôi nghĩ trong đầu chắc đi về biên giới tìm gái Việt đây mà.) Ho luôn miệng nói gái Việt đẹp hơn gái Trung Quốc (thực sự thì tôi thấy người Việt và người Trung Quốc có gì khác đâu- đặc biệt người Việt ở miền Bắc – chỉ khác có tiếng nói thôi – Tôi mà không nói ra tôi là người Việt thì cũng không người Trung Quốc nào nhận ra tôi là người nước ngoài bởi vì không phải người Trung Quốc nào cũng nói lưu loát tiếng Hoa phổ thông; vì vậy khi thấy tôi nói tiếng Hoa, họ nghĩ chắc tôi là dân đến từ vùng sâu vùng xa và không được học hành đàng hoàng nên nói tiếng Hoa chẳng ra gì.) Khi tôi móc tiền ra trả thì hai thanh niên này nói họ đã giùm tôi dĩa mì xào rồi. Trời lại “bị” trả tiền giùm nữa sao.

Hai thanh niên này rủ tôi hôm sau đi Ruili (biên giới Trung Quốc và Myanmar – chắc hai tên này muốn đi kiếm gái Myanmar ở đây mà. ) Nếu không kẹt phải đưa Sima về Quảng Châu, tôi cũng đi rồi. Thậm chí còn hướng dẫn hai tên này trước khi ghé Ruili nên ghé Mongla (giáp biên giới Lào) kiếm gái Lào trước. Dụ tôi hoài không được (mà tôi nói rồi khỏi cần dụ tôi cũng đi nếu không kẹt Sima), hai tên vào lấy xe du lịch (thì ra họ có xe riêng đây mà) ra đi vào một quán karaoke (do khi đi ngang qua quán, tôi trông thấy xe của đậu). Mà trước đó, họ cũng dụ tôi đi chơi với họ. Trời, ban đêm tối thui mà chui vào xe hai tên lạ mặt và có vẻ mê gái này ngồi thì có trời mới dám.

Khách sạn mà Sima ở nằm ngay bên cạnh bến xe, vì vậy mà tôi vào hỏi thông tin cho địa điểm tiếp theo. Hầu như không có chuyến xe nào đi về các nơi này cả, đa số là xe giường nằm đi Kunming hoặc Nanning. Xe đi Kunming thì có đến 4-5 chuyến/ngày (giá 140 NDT), riêng xe đi Nanning chỉ có một chuyến vào lúc 11h55 sáng thôi (giá 205 NDT). Nhìn thấy giá tiền mà choáng váng bởi vì tôi chưa bao giờ phải trả tiền xe nhiều như thế, do tôi toàn đi những đoạn đường ngắn, vừa đi vừa dừng lại ở 1-2 đêm.

Điều hơi ngạc nhiên là ở phòng vé này có một anh bán vé nói tiếng Anh khá giỏi, trong khi những phòng vé ở những thành phố lớn hơn, nhân viên lại không nói được tiếng Anh. Khi tôi bước vào ô cửa, bập bễnh tiếng Hoa thì anh ta hỏi tôi biết nói tiếng Anh không. Mừng như bắt được vàng, tôi nói biết. Thế là anh ta hướng dẫn tận tình luôn. Lúc đó có một du khách nước ngoài vừa từ biên giới Việt Nam qua (vậy mà sách hướng dẫn du lịch nói sau 6h chiều thì Trung Quốc không làm thủ tục, làm tôi chạy muốn hụt hơi) mua vé xe đi Kunming. Anh ta hỏi tôi về tỷ giá (bởi rút tiền ở máy ATM nên không biết). Tôi nói 1 đô Mỹ tương đương 6.5 NDT. Khi nghe nói vé xe đi Kunming giá 140 NDT, anh ta hơi bất ngờ và nói mắc quá. Tôi nói giá như vậy đúng rồi không mắc đâu bởi vì đi Nanning đến 205 NDT lận (công nhận xe buýt ở Việt Nam rẻ hơn ở Trung Quốc nhiều – trong khi tàu lửa ở Trung Quốc và các nước khác lại rẻ hơn.)

Sima nói chúng tôi phải đón xe đi Nanning thôi bởi vì không còn sự lựa chọn nào khác. Vậy là hôm sau mới 7h sáng tôi phải chạy ra bến mua hai vé đi Nanning. Sau đó chúng tôi bắt đầu thu xếp hành lý. Đến gần 11h30, chúng tôi trả phòng và xuống tiếp tân lấy lại tiền thế chân cho Sima. Tuy nhiên tiếp tân lại không chịu trả tiền mà nói rằng bà ta đưa 100 NDT là tiền phòng hai đêm, khách sạn này không yêu cầu thế chân. Còn sáng hôm trước lúc Sima đưa thêm 50 NDT, bà ta lại không lấy biên nhận. Thế là chúng tôi phải chịu phần thua. Lý do là lúc làm thủ tục nhận phòng, bà ta lo cãi nhau với tôi làm tôi quên mất việc xem trong biên nhận họ đã viết gì. Bây giờ xem lại mới thấy họ không ghi tiền thế chân. Chắc lúc Sima đưa thêm 50 NDT, họ nghĩ rằng bà ta bo cho họ quá. Tôi cũng không nghĩ tiếp tân ở khách sạn này gian manh đâu bởi vì nhìn mặt cô tiếp tân (khác với người Sima trả tiền) có vẻ lúng ta lúng túng vì chúng tôi bị mất tiền. Giận vì bị mất tiền vô ích và cũng hơi tức vì để cho Sima một ngày thôi mà đã có chuyện nên tôi bực quá đi thẳng ra bến luôn.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (18): Trở lại Việt Nam

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (17): Pingbian

Lại đường núi khúc khuỷu. Tuy nhiên hôm nay lại thê thảm hơn là trời đầy sương mù và tài xế lái khá nhanh. Sima cứ ngồi lắc đầu liên tục và nói: tại sao ông ta lại lái quá nhanh trong khi hầu như chẳng nhìn thấy gì phía trước. Tôi nghĩ bụng chẳng lẽ phải ngồi chịu trận trên chuyến xe kinh hoàng này đến 2 tiếng đồng hồ sao. Tôi cũng nghĩ đến việc xuống xe rồi nhưng hôm nay là ngày 16/1, hết hạn 30 ngày của tôi tại Trung Quốc cho first entry rồi. Tôi cũng nghĩ đến số tiền phải nộp phạt 500 RMB. Tôi lại ngồi niệm Phật cho đỡ sợ.

Tuy nhiên khoảng 15-20 phút sau thì không thấy sương mù nữa, trời quang đãng. Vậy là hết sợ hehehe nên tôi ngồi ngắm cảnh. Tuy nhiên the fucking guy ngồi ngay trước tôi cứ hút thuốc liên tục. Tôi lại mở cửa sổ, thà chịu lạnh hơn là phải hít khói thuốc. Những người gần đó kêu lạnh đòi đóng cửa sổ tôi cũng mặc. Ai đóng lại thì tôi mở ra đó. Cuối cùng họ phải dời qua ghế khác ngồi chắc họ nghĩ tôi bị say xe nên cần cửa sổ đây mà (họ cũng khá tốt bụng ấy nhỉ.) Chuyến xe này thật ra cũng là một chuyến xe ngựa, đường sốc kinh khủng.

Kinh nghiệm cho những ai muốn đi từ Hekou đến Kunming là không nên đi bởi vì đường núi quanh co (có sương mù càng nguy hiểm) và đầy ổ gà ổ voi trên đoạn từ Hekou đến Pingbian; đoạn từ Pingbian đến Kaiyuan, cũng đường núi và đang sửa chữa nên đầy bụi và khá trơn trợt. Đoạn từ Kaiyuan trở lên nếu không bị kẹt xe trên đường cao tốc thì không có vấn đề gì, nếu không thì có thể sẽ bị lái vào những con đường tắt đầy ổ voi.

Khoảng 1h trưa thì chúng tôi đến Hekou. Ngay biên giới là một khu chợ, hàng hóa để bừa bãi. Ở đây nhiều bảng hiệu ghi cả tiếng Hoa lẫn tiếng Việt và người Việt qua buôn bán khá nhiều nên đi đâu cũng nghe tiếng Việt.

Tuy nhiên giá phòng ở đây không rẻ tí nào toàn là 100 RMB trở lên, phòng giá rẻ 20-30 RMB thì lại nhỏ và dơ. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một khách sạn gần bến xe (sau một hồi loanh quanh). Phòng có hai giường đơn khá rộng, có tivi, bình nấu nước, nhà tắm khá sạch và có nước nóng; tuy nhiên cái vòi hoa sen thì bị gãy không thể sử dụng được. Tôi hỏi ý Sima bởi vì tôi phải về Việt Nam trong ngày hôm nay. Bà ta nói đây là the best of the worst và không hình dung nổi là khu vực gần biên giới lại hỗn tạp như vậy.

Tôi để lại túi hành lý lớn cho Sima và chỉ đem theo một ít vật dụng cần thiết để qua biên giới về lại Việt Nam.

Người Việt đa phần dùng giấy thông hành (border pass) để qua lại biên giới- giấy này khá rẻ chỉ khoảng 10 đô Mỹ và thời hạn sử dụng là 1 năm. Tuy nhiên không được phép đi sâu vào nội địa, chỉ được loanh quanh ở khu vực gần biên giới thôi.

Tôi cũng tham gia vào đoàn người xếp hàng. Khi đến lượt tôi thì anh chàng hải quan Trung Quốc khá đẹp trai nói gì đó. Dĩ nhiên là tôi không hiểu. Thế là anh ta gọi ngay một anh chàng đẹp trai khác đến (anh này biết một ít tiếng Anh) hướng dẫn tôi đến máy scan để scan hộ chiếu (thì ra ai đi bằng hộ chiếu thì phải tự cho vào máy scan hộ chiếu trước khi xếp hàng vào quầy).

Sau đó anh ta dẫn tôi trở lại, lần này không phải xếp hàng. Anh chàng hải quan trong quầy cứ cầm hộ chiếu tôi và săm soi mấy cái mộc và visa của các nước khác mãi, sau đó mới đóng dấu cho tôi. Anh ta hỏi tôi làm nghề gì mà đi nhiều vậy. Lúc đó định nói là làm cảnh sát quốc tế (Interpol) cho nó ngầu nhưng sợ bị rắc rối nên thôi, đành khai thiệt. Thỉnh thoảng đối với một số traveling partner, tôi nói tôi là cảnh sát quốc tế; vậy mà họ cũng tin và nói rằng nếu tôi là người Việt sống ở Việt Nam, mà lại là nữ, dám đi một mình và nói tiếng Anh lưu loát như vậy thì đúng là cảnh sát quốc tế rồi mới ghê chứ! Có thể họ nghĩ tôi khá giỏi võ công nên chẳng dám “mon men” gì đâu. Lúc đầu tôi chẳng nghĩ đến việc này nhưng sau khi được mấy nhà sư Việt Nam mà tôi gặp ở Myanmar phán: “Cô này chắc giỏi kungfu lắm nên mới dám lang thang môt mình đây” thì tôi mới nghĩ đến việc giá mà trước đây mình chịu khó tập luyện võ công nhỉ.

Vậy là tôi lại về Việt Nam sau một tháng lang thang chịu lạnh trên đât Trung Quốc. Có người hỏi tôi sao đi bụi giống đi lang thang như dân du mục vậy. Tôi nói đúng rồi, chứ mọi người nghĩ đi bụi nghĩa là sao nếu không phải là lang thang từ nơi này qua nơi khác (hơi giống những kẻ vô gia cư nhỉ). Tuy nhiên, gian khổ mà lại vui bởi thế tôi mới ghiền và bỏ hết việc để được lang thang, làm kẻ vô gia cư. Nhiều người tôi gặp trên bước đường lang thang cũng nghĩ như vậy. Và đa số mọi người một khi đã trải qua kinh nghiệm lang thang thì không thể từ bỏ được hobby này (gọi là passion cũng được), cứ có cơ hội là lại đi.

Ra khỏi cửa khẩu, vài người chạy theo gạ tôi đổi tiền Trung Quốc cho họ hoặc dụ tôi đi xe ôm về ga xe lửa. Tôi tìm được một quán cà phê có wifi và vào trang blog của mình để chèn hình ảnh vào các bài đã đăng. Khi làm xong hết mọi việc thì cũng đã 8h tối. Tôi lại ra đường tìm phòng ngủ. Giá phòng ở đây cũng chẳng rẻ, toàn là 150.000 VND/đêm. Tôi chẳng chịu nên cứ qua lại. Cuối cùng ông xe ôm không dụ được tôi cuốc xe nào chỉ tôi vào khách sạn Ngôi Sao phương Bắc ngay con đường hẻm bên cạnh và có quán cà phê wifi kế bên. Ở đây họ đòi giá 120.000 VND. Tôi trả giá 80.000 VND. Cuối cùng họ đồng ý. Nói chung khách sạn của mình so với ở Trung Quốc thì rẻ hơn.

Cho hành lý vào phòng, tôi ra ngoài tìm cháo để ăn. Một tô cháo đuôi heo giá đến 25.000 VND. Kệ, nếu so với ở Trung Quốc thì chắc rẻ hơn rồi. Mới khoảng 9h tối mà ở đây mọi người hầu như đã đi ngủ hết nên đường phố vừa tối, vừa vắng vẻ và vừa lạnh. Vì vậy mà sau khi ăn xong, tôi về khách sạn. Mở máy tính lên xem thử thì ra tôi vẫn có được wifi nhờ quán cà phê kế bên. Hình như ở Lào Cai người ta không cần password hay sao ấy. Quán tôi ngồi trước đó cũng chẳng có password đâu, cứ khởi động máy là có wifi ngay.

Kiểm tra lại tình hình tài chính sau 30 ngày ở Trung Quốc thì tôi xài tổng cộng khoảng 2.200 RMB, tương đương khoảng 7 triệu VND đây mà. Hehehe, vậy là kế hoạch $1,000/3 tháng của tôi tại Trung Quốc có thể thành hiện thực rồi nhé.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (19): Trở lại Hekou (Hà Khẩu)  

Tôi đi Trung Quốc (17): Pingbian

Hôm nay đã là ngày 15, tôi và Sima ra bến xe để đi dần về biên giới. Từ Kaiyuan về biên giới Hà khẩu khoảng 300 cây số. Ngán phải ngồi trên xe nhiều nên chúng tôi quyết định sẽ đến Pingbian ngủ một đêm. Sáng hôm sau sẽ đón xe đi từ Ping bian về Hà Khẩu (Hekou), cách nhau khoảng 110 cây số. Từ Kaiyuan đến Pingbian chỉ có một chuyến xe duy nhất vào lúc 1h50 chiều với giá vé là 30 RMB/người. Tuy nhiên xe đến trễ khoảng 1 tiếng; vì thế đến khoảng 2h50 thì chúng tôi mới bắt đầu đi.

Trên xe không có nhiều hành khách lắm và đa số xuống giữa đường nên cuối cùng chỉ còn khoảng 6 hành khách đi đến tận Pingbian. Sau lưng tôi và Sima có một ông khách cứ hút thuốc lá liên tục. Tôi phải mở cửa sổ cho khói thuốc bay ra ngoài. Ông ta không chịu lạnh được nên yêu cầu tôi đóng cửa sổ. Tôi chỉ vào điếu thuốc của ông ta và nói: Wo mẻn bu xì huan (chúng tôi không thích). Cuối cùng thì ông ta phải chịu thua và chuyển lên ghế cạnh bác tài ngồi. Vì thế trên chuyến xe này chúng tôi không phải hít khói thuốc.

Đường đi từ Kaiyuan đến Pingbian khá quanh co bởi vì xe chạy theo triền núi. Tuy nhiên chúng tôi đi ngang qua một khúc sông khá đẹp, rất hữu tình, chẳng kém Lệ Giang là mấy. Sông quanh co theo những ốc đảo nên tạo hình khá đẹp. Phong cảnh ở Vân Nam thật tình là đẹp vô cùng.

Tuy nhiên, xe chạy khá chậm bởi vì đường đang được sửa chửa. Nhìn thấy những căn lều tạm bợ dọc theo đường và những người phụ nữ đang ngồi nấu cơm bên trong. Sima hỏi tôi đó là gì. Tôi nói có thể là nơi ngủ của những công nhân làm đường kia. Sima nói: thật đau lòng khi họ phải ngủ những nơi như thế. Tôi cũng nghĩ vậy bởi vì đang mùa đông mà lại giữa rừng núi (ắt là rất lạnh), xe cộ qua lại đầy bụi bậm (rất ô nhiễm), họ phải chui ra chui vào những căn lều tạm bợ này.

Khoảng 7h tối chúng tôi mới đến nơi. Thành phố vắng lặng. Tôi nói với Sima có thể đây là Shilin thứ hai, một thành phố chết khác. Sima nói bà nghĩ thành phố này khác và ban ngày sẽ nhộn nhịp hơn. Ra khỏi bến xe, chúng tôi lại một lần nữa in the middle of nowhere bởi vì hoàn toàn không thể định hướng được vị trí của mình. Thấy bên trái có một biển hiệu sáng ánh đèn nê ôn. Tôi nói nói Sima đứng đợi và chạy đến để xem có phải là nhà trọ không.

Thì ra phải. Chị chủ đang ngồi sau quầy tiếp tân và có vẻ bất ngờ và mừng khi thấy tôi leo vào (phải leo lên vài bậc thang mới vào được nơi này.) Tôi hỏi giá chị ta nói 40 RMB. Tôi trả giá 30, chị ta đồng ý. Tôi lên phòng xem. Phòng khá rộng, trong phòng có buồng tắm có nước nóng, bình lọc nước nóng, tivi. Tôi không thấy công tắc cho mền điện. Nhưng nghĩ rằng chúng tôi đang gần biên giới nên chắc không lạnh lắm (giống như ở Lunan và Kaiyuan vậy). Tôi chạy ra báo với Sima.

Khi thấy Sima, chị chủ đòi giá 40 RMB. Tôi không đồng ý (dĩ nhiên rồi). Cuối cùng chị ta cũng okay. Tôi phải tự mình ghi lại thông tin về bản thân như họ tên, số hộ chiếu, số visa….bởi vì chị ta đọc chẳng hiểu.

Nhận phòng xong, chúng tôi đi tìm internet. Ngoài đường phố vẫn có người qua lại nhưng không nhiều lắm. Tuy nhiên ở loanh quanh đây lại có đến 3-4 tiệm bánh mì. Sima nói tôi ghi nhớ địa điểm để sáng mai quay lại mua ăn sáng. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra. Thật sự người dân rất nhiệt tình hướng dẫn nhưng do chúng tôi không hiểu tiếng nên chẳng hiểu họ nói gì; thành ra phải đi loanh quanh hỏi nhiều người.

Tôi và Sima ở phòng internet đến 10h tối. Khi bước ra, mọi cửa hàng đều đóng cửa, gió thổi lạnh căm, hai đầu gối cứ đập vào nhau. Tôi may mắn là lúc ở phòng internet, cô bé Trung Quốc ngồi cạnh bên có hộp bánh quy, cô ta chỉ ăn phân nửa và bỏ lại phân nửa. Lúc đó đang ngồi nói chuyện với cậu học trò người Ý, quá đói bụng nên tôi lấy ăn nốt còn lại. Bánh không đến nổi tồi mà sao cô bé lại bỏ nhỉ? Chắc giống vài teenagers ở Việt Nam đây, giới teens ở đây tiêu xài vô cùng hoang phí (nhiều lần tôi thấy họ chỉ ăn môt nửa thức ăn và bỏ vào thùng rác thùng rác một nửa – trong khi đó ngay ngoài cửa, mấy ông lão bà lão ăn xin khắp nơi.)

Thấy vài quầy hàng nướng, tôi nói Sima vào mua đại 1-2 que ăn cho đỡ đói. Tuy nhiên phải đợi họ nướng thì lâu quá trong khi đó hai đầu gối của chúng tôi đập vào nhau. Sima đầu hàng nên để bụng đói về ngủ cho giảm cân (theo lời bà, bởi vì ở Israel bà ăn quá nhiều nên lên cân vài kg.)

Về đến phòng rồi mà vẫn lạnh run, Sima không thể cởi áo khoác ra, bà ta cứ để vậy mà lên giường (mỗi người chúng tôi có hai cái chăn.) Bà ta nói lần đầu tiên trong đời đi ngủ mà mặc hai cái quần cùng với đủ thứ áo khoác và không đánh răng rửa mặt. Tôi lại khác, đủ dũng khí cởi áo khoác ra để làm vệ sinh cá nhân sau đó lại ngồi viết bài đến hơn nửa đêm.

Lên giường thì mới thấy kinh dị thế nào. Giường như thể nước đá vậy. Tôi phải mặc hết áo ấm vào. Sima cũng không thể ngủ, hết quay qua trái và qua phải. Bà ta nói nơi này lạnh quá và không thể hiểu nổi là sao người ta có thể ngủ được ở nơi lạnh thế này. Cuối cùng hết chịu nổi, bà ta nói bà ta phải xin thêm mềm bởi vì không hai cái thì không đủ ấm. Tuy nhiên lúc đó đã 1h sáng rồi.

Tôi đề nghị Sima và tôi chuyển vào ngủ chung một giường. Như vậy chúng tôi sẽ sưởi ấm cho nhau và lại có đến 4 cái mềm để đắp. Bà ta đồng ý và bảo chuyển vào giường tôi bởi vì giường của bà cạnh nhà tắm nơi có nhiều hơi ẩm hơn.

Khi chúng tôi định vị trên giường xong, bà ta cười hắc lên và nói ngày mai sẽ nói chuyện với Tony (chồng) và Aeran (con) kể lại kinh nghiệm kinh dị này. Bà ta sẽ bảo Tony rằng chúng tôi phải chạm vào nhau cả đêm để ngủ. Dù vậy chúng tôi cũng thấy lạnh quá trời quá đất. Chẳng thể ngủ được. Tuy nhiên cuối cùng khi cơ thể dần ấm lên, tôi cũng đánh được một giấc ngon lành đến sáng (tôi thuộc dạng dễ ăn dễ ngủ mà). Ngủ ngon quá nên Sima phải đánh thức tôi dậy lúc 8h. Bà ta nói bà ta không thể ngủ được.

Ah, nước trong nhà tắm không phải nước nóng mà là nướ csôi và không thể điều chỉnh được độ nóng. Chúng tôi phải pha với nước lạnh để sử dụng.

Sắp xếp xong mọi thứ chúng tôi ra đường. Thì ra ngay trước cửa là một cái chợ chồm hổm. Nhìn trang phục của những người dân tộc đang ngồi bán hàng (giống như những người dân tộc mà chúng tôi trông thấy ở Kaiyuan). Tôi lại một lần nữa nói với Sima rằng tôi biết những người này bởi vì trang phục của họ trông rất quen với tôi. Tuy nhiên, từ Kaiyuan cho đến Pingbian, trông thấy họ nhiều lần nhưng tôi chẳng thể nhớ là tôi đã trông thấy những người vận trang phục này ở đâu.

Trông thấy một cửa hàng bán bánh bao há cáo khá đông khách.Chúng tôi bước vào gọi một vĩ bánh bao (bao trự) và một vĩ hoành thánh (trâu trự) –mỗi vĩ 3.5 RMB. Tôi ăn thêm một tô súp phổ tai giá chỉ 1 RMB. Bánh bao và hoành thánh ở đây là ngon nhất đối với tôi (có lẽ do đói bụng chăng?)

Khi ăn xong, bước ra lại gặp những bộ trang phụ quen thuộc. Chắc do no bụng nên thông minh ra chăng? Lần này thì tôi nhớ ra họ rồi. Họ chính là người Hmông ở Sapa đây mà. Vui quá!!! Nhớ ra họ rồi. Người Hmong sống ở Bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc, Bắc Myanmar và Bắc Thái đây mà. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì họ được gọi là người Miao.

Loanh quanh đến 10h,chúng tôi trở về để chuẩn bị ra bến xe lúc 10h30 chờ bắt chuyến xe lúc 11h đến Hekou. Đêm hôm trước khi vừa đến bến, chúng tôi đã vào phòng vé hỏi thông tin rồi mà.

Tuy nhiên, chắc do đoạn đường ngắn nên họ không bán vé trước, chỉ bán khi nào có xe đến. Vậy là chờ đến hơn 11h thì mới mua được vé. Lại một lần nữa leo lên một chuyến xe buýt bên ngoài thì đầy bụi còn bên trong thì đầy khói thuốc.


Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (16): Kaiyuan

Hôm sau, Sima đòi đi taxi bởi vì bà ta không muốn đi bộ trên đường cao tốc. Tôi nhờ chị chủ đón giùm taxi. Không may cho chúng tôi là những chiếc taxi chạy ngang qua đều có người, đón hoài không được và chị chủ nhà trọ thì luôn miệng nói gần lắm đi bộ đi. Cuối cùng chúng tôi kéo hành lý đi bộ. Sima nói bà sẽ viết trong nhật ký kể về “good experience” mà bà có được từ việc đi bộ trên đường cao tốc.

Cũng may và cũng xui là đường cao tốc hôm nay bị kẹt xe vì vậy mà việc đi bộ của chúng tôi đỡ kinh dị hơn nhưng chúng tôi bị trễ xe buýt đến 1 tiếng đồng hồ. Và cũng chính vì kẹt xe, mà tài xế chiếc minibus của chúng tôi phải đi vào các con đường nhỏ ngang qua các vùng nông thôn, vì vậy cuộc hành trình 3 tiếng của chúng tôi trên xe buýt chẳng khác nào như đang phi ngựa vậy đó, xốc ê ẩm. Thêm vào những tên Trung Quốc đáng ghét hút thuốc trên một chiếc xe đóng cửa kín mít. Sima luôn miệng kêu: Oh lala, gentlemen, stop smoking! Open the window if you smoke. Dĩ nhiên không ai hiểu bà ta nói gì rồi, mà có hiểu thì bọn họ cũng chẳng thèm quan tâm. Vì vậy bọn họ thi nhau hút và ngu sao mở cửa sổ cho lạnh. Kinh dị thật!!! Tôi nói với Sima: Dù sao cũng là “good experience” về Trung Quốc ấy mà.

Cuối cùng, xe dừng lại, bác tài đi xuống chỗ chúng tôi ngồi và nói gì đó có từ “Kaiyuan” vì vậy tôi biết chúng tôi đã đến nơi. Nhưng chúng tôi không ở bến xe mà lại ở giữa đường và bác tài chỉ vào mấy chiếc taxi đang đậu, chắc ý muốn chúng tôi đi taxi về trung tâm thành phố đây mà. Tôi hỏi bác tài đi dâu thì bác ta cho tôi một cái tên mà tôi đoán là một thành phố nào đó. Thì ra chiếc xe mà chúng tôi đi không phải là xe đi Kaiyuan mà là đi một thành phố khác và chỉ đi ngang Kaiyuan thôi.

Vậy là chúng tôi in the middle of nowhere đây mà. Chẳng có một thông tin gì về thành phố này, không có bản đồ và sách hướng dẫn du lịch hầu như chẳng đề cập đến thành phố này bởi vì đây không phải là một thành phố du lịch. Thấy phía trước có vài chiếc xe buýt đang đậu, tôi và Sima leo đại lên một chiếc và đi đến khi nào thấy nhiều cửa hàng và nhìn giống trung tâm thì leo xuống. Chiếc xe buýt chùng tôi leo lên thật ra cũng rất unusual bởi vì ghế ngồi bằng gỗ trông giống như một school bus vậy đó.

Chúng tôi leo xuống ở một nơi có nhiều người qua lại và nhiều cửa hàng. Tôi hỏi thăm người đi đường đi hướng nào có nhà trọ (bin cuận) thì một ông lão qua đường tận tình dẫn đến một khách sạn trên con đường này. Sauk hi cảm ơn rối rít, chúng tôi bước vào hỏi thì mới biết ở đây người nước ngoài không được phép ở. Ra ngoài, đang loay hoay tìn đường thì một bà cụ qua đường dẫn đi đến một nhà trọ khác, đi một đoạn cũng khá xa. Cảm ơn xong vào hỏi thì mới biết ở đây cũng không chấp nhận người nước ngoài. Vậy là bước ra, lần này một thanh niên Trung Quốc lại dẫn chúng tôi vào một khách sạn khác (sau khi anh ta điện thoại hỏi thăm búa xua). Khách sạn này chấp nhận chúng tôi, giá phòng là 50 RMB/người, trong phòng không có mềm điện nhưng thời tiết không lạnh lắm nên cũng chẳng sao.

Thật ra tôi nhận thấy người Trung quốc ở đây khác với người Trung quốc ở những thành phố khác, họ thân thiện hơn và nước da sậm hơn, nhiều người mắt hai mí hơn. Anh thanh niên thật ra rất tốt bụng nhưng có điều anh ta không biết tiếng Anh và tôi thì chỉ biết bập bõm tiếng Hoa thôi. Anh ta điện thoại cho cô em gái của mình (cô ta nói tiếng Anh khá tốt) để hướng dẫn chúng tôi đi ra bến xe mua vé xe cho ngày hôm sau đi dần về cửa khẩu. Chúng tôi hỏi tuyến xe buýt để đi ra bến xe mua vé. Cô ta nói không có tuyến xe buýt và đề nghị chúng tôi đi taxi (Rẻ lắm chỉ có 4 RMB thôi). Cô ta còn nói anh trai mình viết ra những câu  mà chúng tôi cần để tài xế chở ra bến và từ bến thì mua vé đi tiếp như thế nào nữa. Họ quả thật vô cùng nhiệt tình và đáng yêu!!!!

Sau khi giúp đỡ thông tin xong, anh ta nói muốn kết bạn với tôi để học tiếng Anh. Tôi nói không sao, tôi cũng muốn học tiếng Hoa nữa và anh ta lấy giấy viết ra địa chỉ qq của mình. Ôi giời, Sima luôn miệng nói: Tôi chỉ muốn Skype luôn; qq là cái gì???? Rút kinh nghiệm từ cô Liễu mà chúng tôi gặp ở Guiyang, tôi phải giải thích với Sima rằng ở Trung Quốc nhiều người không biết Skype đâu, họ chỉ biết qq thôi, nghĩa là số điện thoại của họ cùng @qq.com thì sẽ trở thành địa chỉ email của họ.

Thật ra Kaiyuan là một thành phố mỏ (mining city), khá ô nhiễm với những cột khói công nghiệp ở khu vực xung quanh núi. Nếu không có những cột khói này thì thành phố này khá đẹp với một dãy núi bao quanh. Thành phố này khá nhỏ, cho dù chúng tôi có đi loanh quanh kiểu gì thì cũng trở về ngay trung tâm. Tuy nhiên đây là một thành phố khá rẻ, vì vậy mà Sima thích vô cùng. Ở đây chúng tôi tìm thấy một cửa hàng 2 RMB, nghĩa là món nào cũng có giá 2 RMB (tương đương 6.500 VND). Sima mua vài chục món. Tôi chỉ mua đúng một cái đèn pin thôi.

Ở cuối đường khách sạn chúng tôi ở có một tòa nhà rất đẹp. Tôi và Sima đoán rằng đó là khách sạn 5 sao nên quyết định đi vào tham quan nên tuyệt đẹp này. Oh, không thể tin được là cái khách sạn 5 sao này thật ra là một bệnh viện. Sima nói bà chưa bao giờ thấy một cái bệnh viện đẹp đến như vậy. Toa2nt hể kiến trúc của khu quần thể này vô cùng nghệ thuật, kể cả kiểu dáng của các tòa nhà không hề trông giống những bệnh viện bình thường. Thấy vài người mặc quân phục nên tôi nói với Sima có thể đây là bệnh viện của quân đội cho nên mới đẹp như vậy.

Ở đây có một công viên khá đẹp, vào ngày nắng ấm người dân ra đi đi dạo và cả tập hát nữa.
Người dân đang tập hát trong công viên (Sima đang đứng nghe sau lưng họ - trông bà giống như đang mang bầu bởi vì bà cho túi đựng giấy tờ vào bên trong áo khoác)

Một góc công viên

Một toilet trong công viên
Sáng hôm sau chúng tôi đi bộ lòng vòng thì ra được bến xe miền Nam, ở đây có vé đi Pingbian giá 30 RMB. Nơi này cách Hà khầu của Việt Nam 2 tiếng xe buýt. Chúng tôi quyết định ở lại Kaiyuan thêm 1 đêm, nghĩa là sẽ đi Pingbian vào ngày 15 và ngày 16 sẽ đi Hà Khẩu. Tôi có double-entry visa mà. Nếu gia hạn ở Trung Quốc thì tôi cũng phải trả tiền mà lại mất đi second entry. Vì vậy tôi đi về Việt Nam đóng một cái dấu ra vào khác để được miễn phí, sau khi dùng hết entry trên visa thì sẽ gia hạn tại Trung Quốc. Dân Trung Quốc tính toán kinh lắm nên phải tính toán lại với họ. Tôi nói với Sima rằng visa Trung Quốc (dành cho người Việt) 1 entry giá 60 đô Mỹ, double entry giá 90 đô Mỹ (giá sĩ mà). Mỗi entry chỉ được phép ở 30 ngày. Nếu ở lố, thì mỗi ngày lố phải đóng phạt 500 RMB. Nếu hết 30 ngày mà muốn ở thêm thì phải đến đồn công an khu vực tại Trung Quốc nộp đơn xin gia hạn (thật ra là làm một visa mới) và phải đóng phí, tùy nơi nhưng tối thiểu là 20 đô Mỹ/lần. Tôi nghe nói hiện nay rất khó xin ở Trung Quốc 60 hoặc 90 ngày đối với visa du lịch (dành cho mọi quốc tịch.) Chắc tại họ muốn thu tiền thêm đây mà, chỉ cho ở 30 ngày thôi, ai muốn ở thêm thì phải đóng thêm phí cộng với một đống giấy tờ như tài khoản ngân hàng, đăng ký tạm trú, thẻ credit card,…