CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Tôi đi Trung Quốc (43): Chinh phục núi Huashan

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (42): Xi an (Tây An) (2)

Ở Trung Quốc có năm ngọn núi linh thiêng nhất của đạo Lão, nơi có nhiều người tu tiên – đó là núi Huashan ở tỉnh Shaanxi, núi Taishan ở tỉnh Shandong, núi Hengshan ở tỉnh Hunan, núi Hengshan ở tỉnh Shanxi và núi Songshan ở tỉnh Henan.

Núi Huashan ở tỉnh Shaanxi cách Xian khoảng 120 cây số. Để đến núi này, từ Xian có thể đến Bell Tower, ở đây đón xe buýt số K605 (2 RMB) trên đường Dong Dajie (bến xe buýt này nằm cùng phía với Xian Kaiyuan shopping mall – lưu ý là có nhiều trạm xe buýt nằm gần nhau, bạn nên đến đúng bến có xe K605, nếu đứng đón ở khác bến, xe không dừng đâu) đến bến xe chengdong keyunzhan (east bus station), bến xe này nằm trên đường Changle Lu. Từ xe buýt 605 bước xuống, băng qua cầu vượt để đi sang bên kia đường vào bến. Vé xe buýt đi từ Xian đến Huashan là 36.5 RMB. Ở bến xe này, xe buýt đi Huashan cứ 15 phút là có một chuyến từ 7h sáng đến 7h15 tối và xe chạy khoảng 2-3 tiếng.

Nếu đi chuyến xe từ bến chengdong keyunzhan thì xuống xe ở Xishan Men. Từ đây đi thẳng vào đường Yuquan để mua vé (100 RMB, sinh viên 60 RMB) vào cửa.
Đường Yuquan

Cổng Tây (Xishan Men)

Dọc theo đường Yuquan có rất nhiều hàng quán bán thức ăn và dụng cụ leo núi như bản đồ, găng tay (do núi ở đây rất dốc, mọi người phải bám vào các thanh xích sắt dọc theo lối lên xuống, vì vậy cần găng tay để đeo), đèn pin,…Có cả nhà hàng và khách sạn nữa (giá khách sạn tùy theo loại phòng, có giá từ 10-100 RMB).

Lúc chúng tôi đến thì đã khoảng 5h30 chiều rồi. Đỉnh cao nhất của Huashan là Nan Feng (South Peak) với độ cao 2160m, đỉnh thấp nhất là Bei Feng (North Peak) với độ cao 1615m. Tôi nhất định không vào bởi vì núi cao thế mà trời lại chiều nên không biết có leo đến nơi nổi hay không, sợ bị kẹt lại giữa đường lúc trời tối thì nguy. Lý do thứ hai là tôi nghe cô tiếp tân ở Shuyuan International Youth Hostel nói với mọi người rằng nếu chỉ leo West Peak thì cảnh đẹp hơn và miễn phí, tuy nhiên không được phép vào các đền để tham quan; nhưng khi chúng tôi đến cửa Xishan Men thì vẫn phải mua vé (tôi nghĩ ít ra phải có lối vào Xi Feng miễn phí chứ và cổng Xishan Men nơi chúng tôi xuống xe thì không phải là nơi miễn phí bởi vì trông nó giống y như một khu du lịch). Ngoài ra sau những ngày leo Vạn lý trường thành thì tôi vẫn còn thấm mệt nên nếu bây giờ lại tiếp tục leo núi thì cũng hơi oải ấy. Vì những lý do trên, tôi nhất định không vào, tôi dự định đi đến làng Hua Shan kiếm chỗ ngủ và chờ Luc leo núi xuống vào ngày mai. Nhưng chàng ta nhất định không leo một mình (hình như mấy lần đi vào các địa điểm tham quan một mình nên buồn bởi vì không có ai chụp hình giùm vừa ý (chàng ta luôn nói tôi chụp hình chàng ta là đẹp nhất ấy) và không có người để “tám.”, chàng ta tìm cách thuyết phục tôi leo và nói rằng sẽ trả tiền vé cửa. Hôm nay là ngày 4/4, tôi mở lịch ra xem thì thấy cuối tháng nên sẽ không có trăng, vì vậy nói không leo. Luc thuyết phục mãi nên tôi không thể từ chối nữa buộc phải đồng ý và mua theo hai bó nhang để vào thắp ở các đền.
 



Khi mua vé cửa, Luc lấy thẻ sinh viên đã cũ ra nên được giảm giá còn 60 RMB, tuy nhiên vé của tôi là 100 RMB. Khi chúng tôi vào cổng thì gặp hai sinh viên đến từ Chong qinh, vậy là chúng tôi nhập bọn với họ luôn. Lúc đầu, tôi và Luc dự định leo đến Bei Feng (North Peak) (mất khoảng 4-6 tiếng) ngủ đêm tại đó (sách hướng dẫn nói ở đây có nhà trọ có giá 60-80 RMB/giường dorm), sáng hôm sau sẽ leo các đỉnh khác ngắm cảnh. Tuy nhiên khi nói chuyện với hai sinh viên thì được biết họ không có ý định ngủ ở nhà trọ mà sẽ leo nguyên đêm lên đỉnh Đông (Dong Feng- East Peak) đón mặt trời mọc luôn. Tôi bàn với Luc đi theo họ cho vui và cũng để ngắm mặt trời mọc trên đỉnh ngọn núi thần tiên này luôn. Luc hỏi làm được không? Tôi nói nếu ngủ rồi thì dễ gì 4-5h sáng chịu chui ra khỏi chăn, vì vậy tốt hơn hết là không ngủ và leo núi nguyên đêm vậy. Cuối cùng chàng ta cũng đồng ý.

Việc lo lắng trên của tôi thực ra vô ích. Thứ nhất, có nhiều người leo ban đêm như chúng tôi. Thứ hai, đường sá ở đây lót đá nên đi lại rất dễ và đèn được thắp sáng trên đường, ngoại trừ vài đoạn quanh co qua núi là không có đèn nên phải sử dụng đèn pin (mua dưới núi, giá 10 RMB/cái).

Tóm lại, việc leo núi cũng vui vô cùng và dù leo ban đêm nhưng cũng rất tấp nập người qua lại. Tuy nhiên núi này quả thật là rất dốc, dù có bậc thang lót đá hoặc xi măng nhưng thật sự là rất dốc và có nhiều bậc thang có bề ngang nhỏ hơn cả gang bàn tay của tôi nữa. Đã vậy những bậc thang vừa dốc vừa nhỏ này đón cả lượt người leo lên và lượt người leo xuống.

May mắn là hai bên tay cầm có những sợi xích to đùng để mọi người bám vào mà leo cho dễ. Dọc đường có rất nhiều nhà hàng bán trái cây, nước uống và thức ăn và dĩ nhiên là giá rất mắc rồi. Chúng tôi dừng lại ăn mỗi người một dĩa cơm chiên nhỏ với giá 15 RMB/dĩa.

Phong cảnh dọc hai bên đường thật đẹp và từ trên nhìn xuống thì đúng là cảnh thần tiên. Chúng tôi bắt đầu leo vào khoảng 6h30 chiều thì đến sau 12h đêm mới đến được BeiFeng. Tôi muốn leo tiếp cùng hai sinh viên Trung Quốc nhưng Luc lại bị mệt nên hai đứa tôi đồng ý là tìm chỗ ngủ trên đỉnh BeiFeng. Khách sạn ở đây có giá mắc kinh dị luôn 700 RMB/phòng và nếu muốn giá rẻ thì thuê lều (100 RMB) giăng ngay ngoài sân và chui vào trong đó ngủ. Nhiều người không thuê phòng hay lều gì hết mà thuê mền hoặc áo khoác rồi ngồi luôn trên băng ghế của các nhà hàng mà ngủ ngồi hoặc “tám” chờ mặt trời mọc.

Luc bị choáng độ cao nên khó mà đi tiếp. Đúng là công tử bột. Trong số cả đám thì tôi là đeo ba lô nặng nhất ấy (khoảng 6-7 kg). Ba lô của Luc bé tí chỉ có cái áo và cái quần ngủ cùng vài món lặt vặt mà thôi. Còn ba lô của hai chàng sinh viên thì trông nhỏ hơn ba lô của tôi, có chai nước và bánh mì cùng vài món quần áo dự trữ mặc ấm khi lên đỉnh (hai chành sinh viên chỉ có một ba lô thôi và họ thay phiên nhau đeo). Thấy tôi đeo ba lô nặng một chàng sinh viên gợi ý đeo ba lô giùm, nhưng tôi bảo không sao tôi đeo quen rồi (trong ba lô có máy laptop mà nếu không biết làm hư của tôi thì tôi lấy gì viết bài, vả lại ba lô nặng thế mà để người khác phải mang giúp trong khi mình đi mình ên thì cũng ngại quá). Vậy là tôi đeo ba lô nặng nhất, vượt qua các đoạn đường khúc khuỷu và dốc thẳng đứng vẫn không hề gì, trong khi Luc thì vừa đi vừa rên và nói lên đến Bei Feng là hết mức rồi, không muốn leo tiếp đâu.

Lý do tôi leo núi không mệt là do tôi có bí quyết mà nói ra có thể mọi người không tin đâu. Nhưng ở Trung Quốc tôi leo nhiều núi lắm và thậm chí có ngày leo cả ba ngọn núi luôn ấy. Bí quyết của tôi là khi leo núi nhất định rất hạn chế nói chuyện, tập trung vào hơi thở, lắng nghe hơi thở của mình và hít thở thật sâu, ngoài ra vừa đi vừa niệm Phật thì tư tưởng mới tập trung được. Kiểu đi núi của tôi là giống như vừa đi vừa thiền vậy đó (mặc dù tôi có biết thiền là gì đâu). Và leo núi như vậy thì tôi có thể leo lên đến trời luôn chứ chẳng chơi hehehe.

Leo lên đến Bei Feng (cao độ 1615m), chúng tôi leo tiếp một đoạn nữa và ngồi nghỉ giữa trời lạnh khoảng 2-3 tiếng (gần phân nửa bài viết này được viết trên đỉnh Bei Feng đấy nhé) bởi vì 2 sinh viên Trung Quốc bảo rằng nếu lên Dong Feng lúc này thì lạnh lắm nên đợi gần đến lúc mặt trời mọc thì hãy leo. Luc lại gặp vấn đề về bao tử nên phải mua nước nóng với giá 5 RMB/ly (ly nhỏ bằng ly uống cà phê nóng ấy) để uống. Tội nghiệp chàng ta mới 30 tuổi thôi, nhỏ hơn tôi đến 1 tuổi rưỡi mà sức khỏe kém hơn tôi nữa. Tôi nghĩ chắc do ít có tiếp xúc với những khắc nghiệt của thiên nhiên nên cơ thể ít cơ hội đấu đá. Chứ dân đi bụi như tôi, có khi phải ngủ trong những căn phòng lạnh ngắt không có máy sưởi với thời tiết âm độ nên sức chịu đựng dẻo dai hơn. Vậy thì các bạn hãy đi bụi để luyện sự dẻo dai cho cơ thể đi nhé! Ngồi giữa trời lạnh ngắt như thế mà thấy tôi vẫn bình thản lấy máy tính ra viết bài, chàng ta phục quá sá.

Đến khoảng 4h sáng thì chúng tôi bắt đầu leo lên Dong Feng. Đoạn đường lên Dong Feng đỡ dốc hơn Bei Feng và bậc thang to hơn nhưng lại tối thui, hầu như chả có đèn đường luôn, chúng tôi phải dùng ánh đèn pin mà leo. Tôi vẫn theo phương pháp cũ, vừa leo vừa tập trung vào hơi thở nên có thể leo đến đỉnh mà không cần dừng lại nghỉ ngơi. Nhưng Luc thì mệt quá nên phải dừng lại nghỉ, mỗi khi dừng lại là chàng ta vứt ba lô và ngồi đánh phịch xuống đất, có khi lăn đùng ra nằm luôn trên nền đất lạnh. Thật tội nghiệp! Tôi nhiều lần bảo Luc nếu mệt thì có thể thuê lều để nghỉ lại, không nhất thiết phải lên đến Dong Feng đâu. Lúc ở Bei Feng, tôi cũng nói thế, chàng ta nhìn tôi và suy nghĩ một lát rồi nói: Không sao, tôi có thể leo đến nơi! (Chắc sợ bỏ cuộc giữa chừng thì xấu hổ với tôi hay sao á! Trong những lúc “tám,” Luc hay hỏi tôi về Việt Nam và mối quan hệ giữa người Việt Nam với người Hoa đang sống tại Việt Nam lắm. Tôi nói Việt Nam có 54 dân tộc (chả biết tôi nhớ đúng không nữa? hehehe) và người Hoa cũng như người Kinh là thuộc 54 dân tộc đó nên họ cũng là người Việt vậy. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân thì tôi không thích việc người Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam tìm việc làm bởi vì hành động ấy chả khác nào đi cướp nước người khác vậy đó. Và tôi nói rằng người Việt Nam có một truyền thống là không bao giờ đầu hàng cho dù gặp bất cứ nghịch cảnh gì và chúng tôi đã quen với việc đó rồi. Không bao giờ đầu hàng! Chắc tại tôi nói dân Việt Nam không bao giờ đầu hàng nên chàng ta ráng “lết” theo tôi để lên đến đỉnh Dong Feng 2096m.) Ngoài ra tôi cũng nói với Luc rằng thực ra giống như chàng ta, tôi là người sợ độ cao và tôi tìm cách khắc phục nỗi sợ ấy bằng cách thấy núi là leo và dần dần tìm ra được cách leo núi mà không cần ngồi xuống nghỉ mệt luôn.) Có thể đây là những lý do mà sau khi nhìn tôi và suy nghĩ một hồi lâu trên đỉnh Bei Feng, Luc quyết định leo tiếp lên Dong Feng luôn. Thật tội nghiệp!!!!

Khi chúng tôi lên đến Dong Feng (cao độ 2096m) thì có rất nhiều người trên đó rồi, thậm chí có những nhóm sinh viên đeo cả ba lô và túi ngủ và họ đã ngủ đêm trên đó luôn. Không may cho chúng tôi là ngày 5/4 không có mặt trời nên chúng tôi chờ mãi cũng chả thấy mặt trời đâu, hay cũng có thể mặt trời xuất hiện khá nhanh chỉ trong vài giây đến vài phút và tôi thì thật sự mệt sau một đêm không ngủ nên có ngồi xuống nghỉ một lát và có thể vuột mất cơ hội chụp hình mặt trời xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi ấy. Luc thì khỏi nói, lăn đùng ra đất lạnh ngủ luôn. Còn hai sinh viên kia thì thay phiên nhau chụp hình và chắc thấy tôi và Luc nghỉ mệt và họ cũng đã hoàn thành xong nhiệm vụ dẫn chúng tôi lên đỉnh Dong Feng nên họ bỏ đi mất tiêu luôn. Cuối cùng khi trời sáng hẳn thì tôi và Luc mới bắt đầu chụp hình. Cảnh trên núi này quả thật là có một không hai. Hình ảnh những núi đá vôi ngằn ngoèo một cách tự nhiên trông thật ngoạn mục.


Tôi mà tu ở những nơi như thế thì cũng thành tiên được nữa huống chi là các đạo sĩ hehehehe. Phong cảnh nơi đây khiến người ta có cảm giác thoát tục và như đang sống ở trên trời vậy đó. Vì vậy nếu tu ở đây mà không thành tiên được thì mới là chuyện lạ ấy chứ. Trên đỉnh Dong Feng gió thổi phần phật lạnh buốt giá, may là tôi có mang theo hai cái áo mưa cánh mỏng, vì vậy tôi mặc một cái vào người còn cái kia thì mặc vào người Luc lúc ấy hầu như muốn chết cóng rồi. Mặc xong áo mưa vào người thì thấy dễ chịu và ấm hẳn ra bởi vì ny lông có tác dụng ngăn hơi lạnh len lỏi vào người mà. Luc cảm ơn tôi rối rít, nhờ thế chúng tôi mới đứng dậy nổi mà chụp hình chứ.

Lúc lên núi vào ban đêm thì không thấy cảnh gì hết nhưng khi chúng tôi bắt đầu xuống núi vào lúc trời sáng thì ôi trời không thể tin được những gì mà tôi trông thấy – những cảnh các bạn thấy trong phim Tây du ký, những cảnh trên trời ấy- thì đó là những cảnh mà tôi trông thấy ở ngọn núi tiên này.





Tôi vừa đi vừa xuýt xoa mãi, còn Luc thì quá mệt chỉ mong xuống núi cho nhanh thôi chứ chả còn bụng dạ nào mà thưởng thức phong cảnh. Tôi thì chả bỏ cơ hội mà chụp ảnh và quay phim. Vì vậy mà cuối cùng tôi lạc mất tiêu Luc. Vậy là tôi độc hành xuống núi.





Trên đường đi xuống thì tôi thường xuyên dừng lại quay phim những cảnh tiên mà mình thấy. Đây là nơi duy nhất cho đến giờ phút này mà tôi quay phim rất nhiều. Cuối cùng bộ nhớ của máy ảnh của tôi đầy, rất may là tôi có đem theo máy laptop, vì vậy sau khi sang ảnh vào máy tính, tôi lại chụp tiếp cảnh thần tiên ở đây. Tôi chụp hình và quay phim thật nhiều bởi vì tôi không nghĩ mình sẽ leo lại ngọn núi này lần nữa. Lý do ư?

Đối với những người có căn bệnh sợ độ cao như tôi thì việc lên núi dễ hơn việc xuống núi nhiều. Nghe hơi lạ phải không? Lý do lúc lên núi, có thể chỉ nhìn những bậc thang trước mặt mà leo nên khó thấy được độ cao hun hút của ngọn núi, nhưng khi xuống núi thì cứ nhìn từ trên xuống là chỉ muốn ngã xuống mà thôi. Sau một đêm không ngủ cộng thêm bệnh sợ độ cao thì việc xuống núi đối với tôi quả là không dễ. Tôi choáng váng cả mặt mày khi nhìn xuống những bậc thang hun hút nhỏ tí bằng gang bàn tay của mình (thậm chí có bậc còn nhỏ hơn cả gang bàn tay của tôi nữa). Những bậc thang ở đây có thể nói là kinh dị nhất trong tất cả những bậc thang mà tôi từng thấy cho đến lúc này.

Độ nghiêng của những bậc thang này thường từ 70-90 độ, nơi dễ chịu nhất có độ nghiêng 45 độ. Mỗi khi leo xuống những cầu thang có độ nghiêng 70-90 độ, nhìn lên những người leo lên thì trông giống như họ đang leo lên thiên đàng, còn nhìn xuống những người đang leo xuống thì trông giống như đang leo xuống địa ngục vậy đó.




Trong thời gian dài tôi khắc phục được bệnh sợ độ cao của mình nhưng khi leo xuống núi này thì bệnh đó lại có cơ hội phát huy. Tôi thật sự hoảng loạn khi nhìn những bậc thang bé tí hun hút trước mặt. Nhưng lỡ “nổ” là dân Việt Nam không biết đầu hàng rồi nên tôi phải cố vượt qua sợ hãi mà thôi. Tôi lại vừa đi vừa niệm Phật để trấn tĩnh (buồn cười chưa? Tôi leo núi tiên mà lại toàn là niệm Phật, đã vậy tôi lại chả phải là Phật tử nữa chứ. Nhưng việc niệm Phật luôn giúp tôi bình tâm trong những lúc hoảng sợ nên tôi cứ thế mà niệm). Ngoài ra tôi tránh việc nhìn xa xuống dưới mà chỉ tập trung vào bậc thang ngay dưới chân mình thôi. Và cứ thế mà leo, tuy nhiên hôm nay lại ngay mùa lễ hội nên người leo núi nườm nượp, vì vậy việc bình tâm trước những tiếng cười nói lao xao và hàng đoàn người đang ở sau lưng cũng không phải là dễ. Đối với những người không bị bệnh sợ độ cao thì việc xuống núi dễ dàng hơn tôi nhiều, vì vậy khi tôi cứ từ từ lần từng bậc thang mà xuống thì họ cứ chờ ở bên trên bởi vì cầu thang nhỏ lắm nên chỉ một người đi thôi cộng thêm tôi có cái ba lô to đùng đeo phía sau nên tôi cũng sợ có ai đó không kiên nhẫn nổi mà tìm cách vượt qua tôi và chỉ cần hích nhẹ vào người là tôi có thể bị văng ra khỏi cầu thang rồi.

Nếu Phật bảo rằng con người sinh ra là để sống trong những nổi lo sợ triền miên, vì vậy một cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết vượt qua những nỗi sợ của mình. Đó là lý do mặc dù ở Bei Feng có cáp treo cho du khách lên xuống núi (mùa cao điểm, giá một chiều là 80 RMB, giá hai chiều là 150 RMB, mùa thấp điểm có giá phân nửa.), tôi đã không dùng mà muốn tự mình leo xuống nhằm vượt qua nỗi sợ độ cao và nhằm chụp hình cảnh núi thần tiên mà tôi không nghĩ là mình sẽ leo trở lại (nếu leo thì leo bốn ngọn núi linh thiêng khác chứ.)

Cuối cùng tôi chọn cách leo xuống núi qua đường khác (bởi đường lên núi có khá nhiều du khách đang leo lên nên nếu xuống đường đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm) và nhờ leo xuống bằng con đường khác (vắng người hơn) tôi càng nhận thấy giá trị của những đồng tiền mà mình đang sử dụng. Các bạn có thể hình dung ra rằng những bậc thang nhỏ bé hun hút ấy cũng là những bậc thang mà những người phu khiên vác phải gánh thuê nguyên liệu nấu ăn như hột gà, rau cải, nước uống… cho các nhà hàng trên núi và cả sắt xây dựng nhà đi hay không? Họ gánh rất nặng ở hai đầu gậy và nghe tiếng thở hồng hộc cũng như những bước chân loạng choạng của họ mà đứt cả ruột (đa số họ là những người tuổi trung niên trở lên).




Tuy nhiên tôi thấy vui ở chỗ các bạn sinh viên đi đằng trước và đằng sau tôi, họ nhìn những người phu này một cách đắn đo và đầy cảm thông. Từ dưới đất lên đỉnh Bei Feng (đoạn dốc nhất và kinh hoàng nhất ấy) thì có cáp treo nhưng từ Bei Feng lên các đỉnh khác thì phải leo bộ vì vậy mới cần đến phu gánh thuê. Cuộc sống quả thật là vất vả!!!!

Khi xuống núi thì các bạn có thể xuống qua đường Soldiers’trail. Và đây cũng là đường lên xuống của cáp treo. Nếu xuống đường này thì các bạn sẽ đến trạm của cáp treo ở mặt đất. Từ đây muốn đi ra các cổng khác hoặc ra ngoài thì có xe buýt đi đến Visistors’Service Center (giá vé là 20 RMB cho đoạn đường 7.6 km, quả thật là mắc kinh hoàng nhưng đó là phương tiện duy nhất để ra khỏi cổng này nếu không muốn đi bộ.) Trên đường thì xe buýt ghé vào bến Dongshanmen Tran, tại bến này có xe buýt đi Xi an luôn (nếu từ Xian các bạn đón xe buýt tuyến Tourist Bus Line 1 trước cửa ga xe lửa để đi Huashan thì xe sẽ dừng ở đây) Nếu không muốn đi Xian ngay thì ngồi lại trên xe để đến trạm cuối là Visitors’ Service Center. Tại đây cách Xishan Men khoảng 2.2 km. Tôi đi bộ về Xishan Men để xem có gặp Luc ở đó không? Tuy nhiên tôi chắc là Luc đi cáp treo từ Bei Feng xuống và đã đón xe về Xian luôn rồi. Đến Xishan Men tôi còn tranh thủ băng qua phía kia đường để thưởng thức món ăn địa phương nữa (tôi nhịn đói cả ngày rồi còn gì). Thức ăn ở đây khá ngon và rẻ. Nếu đến đây thì các bạn đến cổng Xishan Men và băng qua phía kia đường (trông giống như khu chợ vậy đó) để thưởng thức món ăn nhé.

Ăn xong tôi quay về cổng Xishan Men và được một phụ nữ cò chào mời giá phòng, tôi đi theo bà ta sau khi hỏi phòng giá 20 RMB có hay không? Bà ta dẫn tôi vào nhà trọ cũng là nhà hàng. Phòng của tôi thật ra có thể chỉ 10-15 RMB thôi (nhưng tôi không muốn trả giá thêm bởi vì đã quá mệt và bởi vì nhận thấy mức sống ở đây so với những nơi khác khá rẻ nên cũng đáng cho người dân cơ hội kiếm cháo chứ.)

Lúc đó là 3h30 chiều. Bà cò phòng cho tôi biết rằng tôi có thể quay lại các ngôi đền đạo Lão ở dưới chân núi ngay cổng Xishan Men (vào các đền thì không có mua vé) để xem lễ hội gì đó mà tôi đoán hoài không ra, được tổ chức cũng khá rầm rộ vào lúc 6-7h tối ngày 5/4. Nhưng tôi mệt quá nên đánh luôn một giấc đến khuya. Rồi tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng một thằng cha Trung Quốc nào đó mà nghe giọng điệu giống như đang tán gái nói rất lớn tiếng ở bên ngoài. Tôi ở Trung Quốc lâu rồi và bị làm phiền quá nhiều bởi những tên Trung Quốc ồn ào vào ban đêm riết bây giờ tôi chả cần cả nể gì hết. Lúc đầu tôi nghĩ chắc thằng cha này chỉ nói vài ba câu rồi thôi nhưng chả cứ nói hoài mà rất lớn tiếng, tôi ngồi dậy lấy chiếc giầy ném cái rầm vào cửa và quát lên: “Shui cheo” (Ngủ đi!) Vậy là thằng chả hạ giọng và đi vào phòng. Khi đi Trung Quốc gặp những tên vô ý thức như vậy thì các bạn chả cần cả nể làm gì. Lúc đầu tôi đợi những người Trung Quốc đang ngủ ở các phòng khác lên tiếng phản đối để những tên như thế im lặng nhưng dân Trung Quốc quen với việc nói chuyện lớn tiếng vào ban đêm rồi nên chả phản ứng gì, đó là lý do tôi phải hành động nếu muốn tiếp tục ngủ.

Ở ngay Xishan Men, các bạn có thể băng qua kia đường để đón xe buýt quay về Xian. Giá vé là 35 RMB. Xe chạy khoảng hai tiếng là về đến chengdong keyunzhan ở Xian. Từ đây đón xe buýt K605 (phải đi bộ đến đúng trạm đấy nhé) về lại Bell Tower. Tuy nhiên do Huashan chỉ cách Luoyang (Lạc Dương) có 45 cây số nên các bạn có thể phối hợp đi thăm Lạc Dương luôn nếu muốn.

Đối với những bạn không có nhiều thời gian leo núi và để tránh những đoạn dốc kinh hoàng thì có thể đi cáp treo đến Bei Feng (North Peak) rồi từ Bei Feng leo sang các đỉnh khác như Dong Feng (East Peak), Nan Feng (South Peak) và Xi Feng (West Peak) để ngắm cảnh. Làm như thế các bạn vừa ngắm được nhiều cảnh vừa tránh được việc leo những đoạn kinh hoàng. Để đến được trạm cáp treo thì các bạn có thể đến Visitors’Service Center hoặc bến Dongshanmen Tran ở Huashan. Ở hai nơi này có xe buýt đi đến trạm cáp treo ấy.

Lưu ý: Sau này tôi có nghe Luc bảo không thấy những người mua vé đi cáp treo mua vé cổng nên chàng ta suy đoán rằng có thể đi cáp treo thì miễn vé vào cổng chăng? Bạn này đến đây tham quan và quyết định đi cáp treo thì kiểm chứng và cho tôi biết thực hư nhé!!!

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (44): Chengdu (Thành Đô)

1 nhận xét: