CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 11): Những ngày đầu mới đến Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya)



Từ khi xuống máy bay ở Calcutta cho đến khi đạp xe đến được Bodhgaya, tôi mất tổng cộng 16 đêm, trong đó hết 6 đêm ngủ tại làng Dumri rồi. Tôi có mặt ở Bodhgaya vào ngày 16/03/2012.

Khi đến Burmese Vihara, tôi được chỉ cho một phòng trống ở lầu 2 nhưng phòng này nằm cạnh toilet nên tôi không chịu; vậy là phải lên đến lầu 4 mới có phòng trống. Lầu 4 có nhiều phòng trống lắm. Vậy là tôi chọn một phòng thoáng gió, nhìn ra phía sau. Tôi bỏ cả ½ ngày ra lui cui dọn dẹp. Qua mấy phòng trống bên cạnh, tôi “thu hoạch” được nhiều chiến lợi phẩm như kệ, gối, mùng, quạt tay, cả túi xách (chắc hành lý nhiều quá nên người ta bỏ lại chăng?)

Hàng xóm của tôi là một cặp vợ chồng; vợ người Ấn, chồng người Nepal, nhưng người vợ xuất gia thành ni. Họ ở trong hai phòng khác nhau. Thấy tôi mới đến nên họ giúp đỡ nhiều lắm, nào là đóng đinh giăng giùm cái màn chống muỗi, nào là cho thức ăn,……… Và cũng thông qua họ mà tôi được biết rằng người Nepal và người Ấn độ qua lại biên giới không cần visa hay hộ chiếu gì cả; muốn đi là cứ đi và muốn ở bao lâu cũng được.

Lúc ấy vừa xong đợt thuyết giảng mùa đông và trời nóng lên nên người ta về nước hoặc lên Dharamsala, chứ trước đó không có phòng ở đâu.

Ở lầu 2 của Burmese Vihara lúc ấy có sư cô Viên Tâm, Việt Kiều Na Uy. Cô mặc quần áo theo phong cách Trung Quốc (quần túm ống) do cô học ở Đài Loan 10 năm. Cô ở đó đến 31/3 mới đi về Dharamsala, sau đó thì về Na Uy. Lý do tôi biết cô Viên Tâm cũng thật hy hữu. Trong lúc tôi đang lúi húi dỡ ba lô ra khỏi xe đạp để mang lên lầu 4, một thằng Ấn đứng sớ rớ gần để khiêng ba lô phụ (khiêng phụ để lấy tiền đó) thì cô Viên Tâm từ Main Temple về, tay cầm bó rau. Thằng Ấn bảo với tôi: người Việt Nam đó. Tôi hỏi bằng tiếng Việt luôn: Cô là người Việt Nam hả? Cô trả lời tiếng Việt. Tôi chỉ vào bó rau và nói tự nhiên đến mức ……….vô duyên: Nấu cho con ăn ké với!!!!! Cô bảo: Được nhưng chỉ ké vài bữa thôi chứ cô bận ra Main Temple lạy Phật nên không nấu thường xuyên lắm. Nhưng mà trưa ấy tôi lúi húi dọn phòng cả ngày nên không xuống lầu 2 ăn ké; vậy là cô lại phải mang thức ăn lên lầu 4 cho tôi. Ôi giời, đúng là tôi thật là phiền phức! Bài liến quan: Cách kho mít non

Lần đầu tiên có phòng riêng sau vài tháng lang thang; thế là tối hôm ấy tôi ngủ một giấc ngon vô cùng!

Có chỗ ở cố định, hôm sau, tôi khoan khoái đi lòng vòng “rình mò” thiên hạ. Và Ấn tượng ban đầu của tôi tại Bồ Đề Đạo Tràng là : Khắp nơi ở xứ Phật người ta đối xử với nhau thật tử tế (ngoại trừ mấy thằng Ấn đạo khác thôi.) Nhiều người tu phước bằng cách hay mua thức ăn vào cho những người đang lễ Phật hay đang đọc kinh ở Main Temple. Đặc biệt là tăng /ni thì người ta đến đưa thức ăn/thức uống/tiền rất nhiều. Bây giờ đã là cuối mùa hành hương nên tương đối vắng bớt, chứ vào mùa đông thì rất nhiều. Đa số người ta cúng dường tiền Rs 10 cho tăng/ni. Vì vậy các vị này có vô số tờ Rs 10. Cô Viên Tâm hay rủ tôi đến đổi tiền từ các sư Tây Tạng lắm! Mỗi ngày họ được cúng dường cả xấp tờ Rs10, tổng cộng mấy trăm rupees. Tóm lại nếu là tăng/ni qua đây ngay mùa đông thì không sợ thiếu tiền. Mỗi ngày được cúng dường thậm chí dư tiền cho chi phí trong ngày luôn ấy. Đó là lý do mà nhiều sư giả xuất hiện.

Nhiều người bảo: Phật dạy rồi. Là con Phật thì không bao giờ sợ đói. Có thang lang tận rừng sâu núi thẳm để tu hành thì cũng có người tìm đến cúng dường (nhiều khi là chư thiên trên trời hóa thân xuống để cúng dường cho họ nữa đấy!)

Vậy là có nhiều người giả tu để được cúng dường và thậm chí dùng cả tiền người ta cúng dường cho mình mà nuôi cha mẹ. Ôi chà, đến đây không nhịn được nên phải mở ngoặc ra mà “mắng mỏ” tí.

Không hiểu nhiều người có phải do nghiệp hay do càng tu càng ngu không nữa? (Cũng lạ đáng lẽ càng tu càng có trí tuệ mới đúng; vậy mà tôi lại thấy có vô số người càng tu càng ngu là sao ta?Chắc do tôi nghiệp nặng nên toàn gặp bọn người như thế chăng?)Ai đời, bản thân là xuất gia (mà xuất gia nghĩa là đã cách ly khỏi gia đình hay nói theo kiểu thời Đức Phật là từ bỏ cuộc sống gia đình để chọn cuộc sống vô gia cư khi làm người xuất gia) mà lại lo trả hiếu cho cha mẹ. Mà việc trả hiếu cũng là việc tốt nhưng họ trả hiếu bằng cách này: lấy tiền của người khác cúng dường cho mình để tu tập mà đem về nuôi cha nuôi mẹ. Tội nghiệp cho cha mẹ của những tăng/ni này ghê! Tôi nghĩ ai “xui xẻo” mà làm cha mẹ những tăng/ni này đảm bảo kiếp trước là kẻ thù của họ nên kiếp này mới “được trả hiếu” như thế!

Vì sao tôi cho là những cha mẹ này xui xẻo. Thử hỏi nếu con cái họ không là tăng/ni mà là người ngoài đời thì một đồng xu thiên hạ có cho không thì biết! Lý do người ta cho tiền là để các vị ấy tu tập. Nhận một đồng của bá tánh là nhận một gánh trách nhiệm tu tập nên mới có cách nói ví von: một đồng của bá tánh nặng như núi Tu Di; một khi đã nhận thì phải tu để trả lại cái nhận ấy; người nào nhận càng nhiều thì càng phải tu tập nhiều để không bị mất phước. Do đó tiền mà bá tánh cúng dường là để cho tăng/ni tu tập chứ có ai cúng dường tiền cho các vị đem về nhà mà trả hiếu cho cha mẹ đâu. Nếu muốn trả hiếu thì sao không ở ngoài đời tự đi làm mà trả hiếu?

Tiền cúng dường là để cho tăng/ni tu hành. Vậy cha mẹ họ mà ăn những đồng tiền ấy thì sẽ thế nào nhỉ? Dĩ nhiên là mắc nợ bá tánh bốn phương. Ăn càng nhiều thì mắc nợ càng nặng. Mắc nợ nhiều quá thì làm sao mà trả. Chắc chỉ có đầu thai làm trâu bò mà trả nợ cho bá tánh. Như vậy chẳng phải cha mẹ của những người càng tu càng ngu ấy là quá xui xẻo hay sao?Do đó nhiều sự việc mà không suy xét cặn kẽ thì chả thấy đâu là chân lý! Nhiều vị tưởng rằng người ta cúng dường mình mà mình xài tiện tặn để dành nuôi cha mẹ là tốt là có hiếu chứ không ngờ mình đang nhẫn tâm đẩy cha mẹ vào con đường làm súc sanh để trả nợ cho bá tánh! Như vậy theo các bạn những người con như vậy là có hiếu hay bất hiếu?

Càng nói đến mấy tăng/ni như vậy thì càng mệt và còn thêm “khẩu nghiệp” nên dù còn nhiều điều muốn nói nữa nhưng thôi kệ họ!

Tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng chả tu hành gì cả nhưng cũng được cho thức ăn như mì/phở ăn liền, bánh ngọt, trái cây………. Ngoài ra sư cô Viên Tâm và các sư cô khác cũng cho tôi nhiều món bình dân của Việt Nam như chao, nước tương, gạo lức,………… Tóm lại người ta cho ăn là để tu đấy mà tôi toàn ăn xong là đi soi mói người khác chả tu gì cả nên tôi cũng đang mắc nợ bá tánh đây này! Sau loạt bài này, tôi phải tạm ngưng viết một thời gian mà tập trung tu hành trả nợ cho bá tánh đấy các bạn nhé!!! Mà người ta là tăng ni và Phật tử thì còn biết tu hành như thế nào, tôi có biết tu đâu nên chắc là tu ……..hú thôi! Thôi kệ có lòng thành được rồi; nếu không kiếp sau mắc công lại nhập bọn với cha mẹ của những người càng tu càng ngu ở trên tham gia vào hàng ngũ súc sanh rồi sao. Vì thế sau loạt bài là ngưng viết để tu…….hú đấy nhé!

Do tôi hay ra chỗ cây bồ đề nơi cô Viên Tâm và các sư Tây Tạng lạy Phật để học cách lạy kiểu Tây Tạng và để “tám” với cô Viên Tâm nên mấy sư Tây Tạng hỏi bộ tôi và cô Viên Tâm là chị em ruột à? Họ bảo mặt chúng tôi tròn tròn giống nhau.  Khi cô Viên Tâm đi Dharamsala, họ gặp tôi là vui vẻ mời ăn uống và bảo mỗi khi thấy tôi là nhớ đến cô Viên Tâm bởi vì cô Viên Tâm rất vui tính nên họ bảo họ nhớ cô lắm. Họ làm tôi cũng nhớ cô Viên Tâm ghê luôn!

Ở các thành phố hiện đại, cứ ra đường là thấy người ta xách laptop, còn ở Bồ Đề Đạo Tràng không ai xách laptop cả; thay vào đó, họ hoặc xách cái mùng chống muỗi để ngồi thiền (dành cho người ở lại ban đêm) hoặc xách cái gối để lót đít khi ngồi thiền/ ngồi tụng kinh/niệm Phật. Đúng là vui thiệt!

Ở Bồ Đề đạo Tràng, vào mùa bồ đề thay lá, tôi có món ăn sáng hấp dẫn vô cùng. Đó là trứng luộc dầm nước tương cùng lá bồ đề non (lá bồ đề ở cây nơi Phật đắc đạo hẳn hoi đấy nhé!) ăn cùng bánh mì Tây Tạng. Ngon lắm đấy! Có ai muốn ăn thử không?

Kỳ sau: Những câu chuyện nhặt nhạnh ở Bồ Đề Đạo Tràng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét