CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 8): Làng Dumri đón tiếp nồng nhiệt



Tối hôm đầu tiên vừa muỗi vừa nóng nên tôi không thể nằm trên giường 4 người được mà lấy mền và chui xuống đất ngủ. Không ngờ ban ngày nóng mà ban đêm lạnh nên tôi ỷ y và thế là bị ho do hơi lạnh thấm qua lưng và vào phổi. Tuy nhiên lúc đó chỉ ho nhẹ thôi, tôi chả để ý làm gì.

Buổi tối đêm thứ hai là ngày hội Holi, gia đình có ba cậu bé sinh ba, một trong số đó, năng động nhất tên là Rakesh, rủ tôi hôm sau sẽ dẫn tôi ra đền thờ Hindu trong làng (đền thờ do gia đình họ xây); tôi đồng ý. Họ có dịch tiếng Hindi cho chị Đêbi nghe nữa. Rakesh hẹn tôi khoảng 8h30 sáng.

Hôm ấy tôi lấy lều và lên sân thượng ngủ. Mới 6h hơn chị Đêbi đã lên gọi tôi dậy, bắt tôi đánh răng rửa mặt làm vệ sinh cá nhân xong thì dẫn tôi ra đền. Tôi ngạc nhiên nên cố giải thích với chị là tôi hẹn với Rakesh 8h30 sẽ đi với cậu ấy rồi mà. Tuy nhiên chị vẫn bắt tôi đi ra đền cùng chị vào sáng sớm. Tôi chả hiểu ý chị muốn gì. Chả lẽ chị làm thế là muốn tôi dọn đi cho sớm à? Nếu thế thì cần gì làm thế, mấy gia đình khác cứ mời mọc tôi sang nhà họ ăn và ngủ miết, chị cứ để tôi sang với họ nếu thấy tôi ở đấy làm phiền. Hay là chị ganh tị với gia đình Rakesh? Hay là chị không muốn tôi đi chơi cùng họ? Tóm lại chả hiểu gì cả nhưng tôi vẫn theo chị ra đền. Chị dẫn tôi đi giới thiệu với vị ba ba trông coi đền, bảo tôi vào làm lễ, lạy trước bàn thờ và vị ba ba đọc kinh gì đó; sau đó chị dẫn tôi đi giới thiệu phòng thờ thần Vishnu và vợ của thần Vishnu là nữ thần Bawarati.

Làm lễ
Thần Vishnu

Nữ thần Bawarati

Xong xuôi chị dẫn tôi ra chợ uống trà chai, rồi trên đường về chỉ cho tôi thấy nơi làm việc của chị (sau này nhờ Rakesh thông dịch mà tôi biết là chị làm y tá cho một phòng mạch tư nhân)

Quán trà chai đầy khói

Nơi làm việc của chị Đêbi
 
Khi về đến nhà thì chị làm bánh chappati. Rakesh đến rủ tôi ra đền; tôi bảo đi rồi thì nó có vẻ ngạc nhiên lắm. Chị làm chappati đưa cho tôi và Rakesh cùng với cà ri gà còn dư từ hôm qua. Ăn cũng ngon vô cùng! (Sau này tôi mới biết là toàn gia đình Rakesh ăn chay; vậy mà khi chị Đêbi đưa thịt gà nó vẫn ăn chứ không từ chối; hình như đó là style của người Ấn; không từ chối dù không thích nhưng vẫn phải nhận; cứ xem thằng nhóc Rakesh gia đình ăn chay mà khi chị Đêbi mời thịt gà nó vẫn ăn thì biết phong cách “không từ chối bất cứ thứ gì” của người Ấn độ.)

Lúc ấy có thêm mấy cậu bé của một gia đình khác đến chơi, bố của mấy cậu bé này là luật sư ở nơi khác và nhân ngày hội nên gửi con về làng chơi cùng ông bà. Bọn chúng hỏi tôi người nước nào? Tôi nói người Việt Nam. Chúng nói gì với chị Đêbi; tôi thấy chị nói gì đó có vẻ bẽn lẽn, chắc đại ý là : trời, đã giới thiệu khắp làng tôi là người Nhật rồi mà giờ tôi không phải người Nhật mà là người nước khác thì ……..bẽ mặt chị quá!

Rakesh rủ tôi trưa qua nhà nó ăn trưa. Nó nói với chị Đêbi; chị đồng ý và nhờ nó chăm sóc tôi bởi chị phải đi làm. Khi tôi qua thì hai cô con gái dẫn tôi đi lòng vòng giới thiệu nhà của họ (nhà họ có ba tầng lầu) và hỏi tôi có thích không, có muốn ngủ lại đây không; tôi bảo tôi phải hỏi ý của chị tôi- đó là chị Đêbi bởi vì tôi đang ở với chị mà nếu chị không nói thì làm sao bỏ qua nhà khác cho đành. Thực sự lúc ấy tôi xem chị Đêbi như chị của mình và biết ơn vì chị cưu mang tôi ngày đầu mà bây giờ tôi mới có nhiều quan hệ tốt với các gia đình khác; ngoài ra nếu không có chị thì tôi không thể ở trong làng Dumri này mà dự Holi Festival với dân Ấn độ rồi. Vả lại nhờ ở chung nhà với chị mà tôi biết thêm nhiều về văn hóa Ấn độ. Tóm lại tôi thấy mang ơn chị Đêbi nên dù ai mời mọc gì tôi cũng về nhà của chị.

Khi nghe tôi nói để hỏi ý của chị Dumri thì họ nhìn nhau gật gật đầu. Gia đình này còn chỉ tôi cách làm món chappati và họ để tôi tự tay làm vài cái nữa đấy!

Tôi đang làm chappati.

Họ dọn cho tôi một mâm cơm trưa thịnh soạn vô cùng!


Nhìn thấy tôi háu đói chưa!

 Buổi trưa, chị Đêbi đi làm về và dẫn về một bệnh nhân nữ và thân nhân (chắc mẹ của bệnh nhân). Chị nói gì đó đại ý là bệnh nhân không có tiền nằm bệnh viện mà họ thấy chị độc thân (do không có bôi thuốc đỏ lên đầu) nên bệnh viện bảo chị dẫn về nhà để vô nước biển và nấu ăn cho họ luôn. Chị tỏ vẻ bực bội họ lắm; không biết họ có phải trả tiền cho chị không nữa. Nghe mùi thuốc là tôi sợ lắm!

Buổi chiều mấy cậu bé lại đến rủ tôi đi dạo. Tụi nó dẫn tôi ra đền. Tại đây tôi thấy người ta làm lễ ngộ quá!!! Rất ồn ào, rung chuông leng keng, vỗ tay bồm bộp, hình như họ đang đánh thức thần linh dậy để chứng cho lời cầu xin của họ hay sao ấy?


Sau đó tụi nhóc dẫn tôi ra đền thờ thần Hanuman và xem người ta bán thuốc lá bằng cách cân kg.


Tiệm thuốc lá

Cắt thuốc lá.


Trên đường về làng, tôi còn chụp được cảnh ngôi nhà bé tí teo bằng tranh.



Có hai cô bé sinh viên thập thò thẹn thùng, chờ để nói tiếng Anh với tôi; hóa ra họ là hàng xóm nhà Rakesh. Họ rủ tôi sang nhà họ chơi. Nhà họ có cô bé con (con của anh trai họ) đáng yêu vô cùng. Nếu họ mà cho dám tôi ẳm theo luôn đó. Mấy cô gái rất dễ thương cứ rủ tôi sang nhà họ ở mãi. Tôi bảo tôi ở nhà chị Đêbi và Rakesh rồi thì mấy cô gái bảo lần sau mà ghé làng nhất định phải ghé nhà họ mà ở đấy!


Tối hôm ấy, tôi nói với chị Đêbi là tôi ăn tối và ngủ ở nhà Rakesh (họ mời tôi ngủ mà). Chị Đêbi chỉ vào bệnh nhân nói gì đó, ý là tại họ đi theo chị về chứ không phải tại chị. Tôi thấy lạ! Chị cứ việc hành nghề như bình thường có gì đâu mà phải phân trần miết như vậy. Nếu tôi làm phiền thì để tôi sang nhà Rakesh ở luôn cũng được vậy. Bọn họ cứ bảo tôi ở đó để dạy tiếng Anh cho bọn họ mãi. Mấy cô bé sinh viên hàng xóm cũng thế. Họ bảo khu vực của họ ít có người nước ngoài lắm nên chả có cơ hội mà nói tiếng Anh với ai cả đâu!

Tối hôm ấy, cô chị gái lớn của Rakesh biểu diễn tài chiên cơm và đây là bữa tối của tôi.


Chiên cơm
Bữa tối của tôi

Thầy giáo tiếng Anh của các cậu bé đến dạy; cúp điện nên tranh thủ ngồi “tám” với tôi hết cả thời gian và hẹn các cậu bé là hôm sau đến dạy bù.

Tối hôm ấy tôi ho quá trời! Ai cha, bây giờ cái lạnh nó thấm vào phổi rồi hay sao ấy mà tôi ho muốn bể cả nhà của Rakesh, ngại quá, làm thế thì ai mà ngủ được cơ chứ, nhưng tôi mắc ho rồi không thể nín thì biết làm sao. Vậy là từ đó về sau, tôi cứ ho miết, ho bể phổi, trời càng về chiều thì càng ho, lúc đầu chả biết nhưng sau đó để ý mới thấy, dù tôi quấn cổ cho ấm nhưng vẫn ho; tuy nhiên được quấn ấm thì ít ho hơn dù mỗi lần ho là muốn văng cả phổi ra ngoài luôn ấy!

Buổi sáng, gia đình Rakesh đãi tôi món bánh mì ăn cùng trà sữa này đây!

Sao mặt tôi lúc nào cũng giống ham ăn thế nhỉ?

Hôm ấy là kỷ niệm 20 năm ngày cưới của cha mẹ Rakesh và họ mời tôi ở lại ăn mừng. Vậy là ở lại đó thêm một đêm. Cả ngày hôm ấy tôi ở nhà Rakesh. Cô bé, người làm cho nhà chị Đêbi, nấu ăn trưa xong chạy qua bảo tôi về ăn. Tôi ngạc nhiên bởi vì tôi làm sao ăn được hai nơi nhưng không muốn làm cô bé buồn nên tôi qua ăn trưa cùng cô bé. Cô bé này cùng tuổi với con bé Kumari, cháu của chị Đêbi nhưng nó biết làm đủ thứ chuyện còn con bé kia thì lười biếng và ích kỷ nữa.

Cô bé người làm của chị Đêbi trong ngày hội Holi Festival. Tôi yêu cô bé này lắm đó!

(Đến đây mở ngoặc nói tí: Ở Ấn độ có giai cấp thấp, gọi là giai cấp người hầu. Không phải là Ấn độ không giàu nhưng họ cố hết sức để giữ cho giai cấp này nghèo để hầu hạ phục vụ họ. Mỗi năm chính phủ đều trợ cấp tiền cho giai cấp này để họ yên tâm với cái nghèo hèn mà lo phục vụ cho người giàu và người của giai cấp trên. Do đó khi các bạn đến Ấn độ thấy người của giai cấp này nghèo mà tìm cách cho tiền, quà hay giúp họ giàu lên là…………….. đi ngược lại chính sách của Ấn độ đấy! Họ kìm nén giai cấp này không cho giàu mà chúng ta lại giúp cho giai cấp này giàu là coi chừng Ấn độ cắt luôn không cấp visa cho chúng ta qua đây mà hành hương đấy nhé!!! Sự kìm nén giai cấp người hầu của Ấn độ thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực, ví dụ: họ không muốn giai cấp nghèo sở hữa đất đai nên khi người giàu đến mua thì có giá thấp, còn người nghèo đến mua thì giá cao gấp mấy lần; vậy là cuối cùng giai cấp nghèo vô sản nên phải phục vụ giai cấp trên mà kiếm cái ăn.)

Ăn cơm với cô bé người hầu xong thì tôi lấy đồ trong giỏ ra tặng cho cô bé, toàn là dụng cụ học tập và cả mấy xu tiền lẻ mà tôi có nữa. Tôi yêu cô bé này vô cùng và cô bé này cũng quý tôi nữa!

Rakesh qua và mời tôi qua nhà ăn cơm với gia đình nó. Lại ăn nữa sao! No chết nhưng tôi không muốn từ chối họ. Ở chung với Ấn độ có mấy ngày mà tôi đã lây tính của họ luôn – không biết từ chối là gì cả.

Ăn trưa cùng các cậu bé

Bữa trưa của tôi

Ăn xong, tôi ngồi chơi cùng các cậu bé thì một tấm thiệp cưới mời cha mẹ Rakesh vào ngay tối hôm nấy được người đưa thư phát. Thiệp cưới Ấn độ cũng lạ lùng lắm đấy nhé!




Tôi hỏi chúng là tối nay ba mẹ chúng đi ăn cưới à? Nghĩ bụng, nếu họ đi thiệt thì xin đi theo ……….. ngó cho đã con mắt. Nhưng các cậu bé bảo: không, hôm nay kỷ niệm ngày cưới nên họ sẽ không đi ăn cưới mà ở nhà.

Kỷ niệm ngày cưới, tôi tặng mẹ Rakesh cục xà bông làm từ bùn ở Dead Sea mua từ Israel mà Sima trước đó đã tặng cho tôi nhưng tôi vẫn chưa dùng. Họ có vẻ quý lắm và lấy ra sử dụng ngay.

Họ bảo tối đó nấu món gì đặc biệt lắm để kỷ niệm ngày cưới và để tiếp đãi tôi. Chị Đêbi cũng biết chuyện đó nhưng không hiểu sao hôm ấy chị lại làm cà ri cá tiếp đãi tôi. Làm sao tôi ăn được ở hai nơi cơ chứ. Có khi nào chị muốn tống tiễn tôi không? Tôi cứ thắc mắc mãi nếu chị bận làm việc không tiếp đón hay nấu ăn cho tôi được thì cứ để tôi bên nhà Rakesh hay nhà mấy cô bé hàng xóm kia, mắc gì phải lo lắng. Không hiểu, không hiểu! Đã thế chị còn dặn đi dặn lại là chỉ được ăn ở nhà chị và nhà Rakesh thôi, ngoài ra không được ăn ở nhà nào khác nữa đâu. Càng không hiểu!

Lúc ăn tối có cả em trai và mẹ chị Đêbi nữa, chị ấy ra dấu nói gì đó mà tôi không hiểu sau này mới biết là em trai chị chuẩn bị đám cưới nên chị muốn về nhà mẹ lo phụ đám cưới, sợ khi chị đi rồi, tôi không có nhà ở nên chị muốn tống tiễn tôi đi trước khi chị về nhà mẹ chị.

Khi về nhà chị Đêbi ăn cà ri cá; dự định sẽ ăn ít thôi chừa bụng ăn kỷ niệm tiệc cưới của cha mẹ Rakesh nhưng cà ri cá chị làm ngon không kém cà ri gà nên tôi chén thật no! Lở ăn no rồi mà qua kia thức ăn ngon, không thể từ chối mà chén tiếp thì chắc đau bao tử mất. Nên khi ăn xong đi qua nhà họ thấy đóng cửa (thật ra là có thể gọi cửa) nhưng tôi sợ bị bắt ăn nên lấy lý do ấy mà quay về nhà chị Đêbi giăng lều ngủ trên sân thượng.

Sáng chị Đêbi lên sân thượng bắt tôi dậy sớm; chị dọn cho ăn sáng là bánh chappati với cà ri cá của hôm trước rồi bảo tôi thu dọn đồ đạc và đẩy xe qua nhà Rakesh, tôi nghĩ chị cần về nhà mẹ gấp nên làm thế. Khi qua nhà Rakesh, đáng lẽ chia tay là đi; tôi lại chây lười, mệt thiệt, khi ở nơi nào lâu thì cái máu lười nó lại nỗi dậy là thế. Tôi hỏi tôi ngủ lại 1 đêm được không bởi vì tôi muốn tổng vệ sinh chăn mền lều trại, đồ đạc cá nhân trước khi đi. Họ đồng ý nhưng khi chị Đêbi sang nghe họ nói thế thì có vẻ không vui, chả hiểu vì sao? Hay có khi nào tôi ở nhà người khác, chị phải trả tiền cho họ không ta? Dám lắm đó. Vì thế chị mới không vui. Chứ ở nhà người khác có ảnh hưởng gì đến chị đâu chứ? Hay có khi nào biết tôi không phải người Nhật mà lỡ giới thiệu khắp làng (toàn ông to bà lớn) tôi là người Nhật rồi khi tôi gặp họ, họ hỏi trực tiếp, tôi khai thật, chị bị quê nên muốn tôi đi càng sớm càng tốt để không bị lòi đuôi không ta? Cũng dám lắm đó.

Tôi rất thích mẹ của Rakesh. Bà thật vui tánh! Các cô con gái và các cậu con trai cũng thế! Tôi ít nói chuyện với người bố vì ông ta thường xuyên vắng nhà, chỉ về để ăn và ngủ, nhưng những người trong gia đình bảo tôi rằng cha họ/chồng họ vui tính lắm. Họ hỏi tôi muốn lấy chồng Ấn độ không? Tôi nói không vì đàn ông Ấn độ ích kỷ, không tôn trọng phụ nữ. Họ bảo ai thì thế chứ cha họ/chồng họ thì không thế đâu, ông ta thuộc dạng hàng hiếm. Đúng là ông ta hạnh phúc thật bởi vì được vợ con tôn trọng yêu thương quý mến thế! Đâu phải người đàn ông nào cũng được như thế đâu các bạn nhỉ?

Mẹ Rekesh đeo kính râm của tôi, chụp ảnh trong căn phòng mà tôi ngủ tại nhà họ.

Mỗi sáng người đàn ông này chỉ mặc độc một cái quần tà lỏn, chạy ra sân sau trước rồi từ đó chạy lòng vòng khắp nhà, chấp tay thành kính lầm rầm đọc kinh. Thật kỳ lạ! Trong khi đạo Phật phải ăn mặc nghiêm chỉnh khi đọc kinh, thậm chí phải mặc đến lấy lớp áo, còn đạo Hindu sao lại chỉ mặc có cái quần tà lỏn thế nhỉ? Không hiểu, không hiểu!

Hôm đó tôi ở nhà Rakesh suốt, chơi với mẹ và hai chị gái của cậu bé; khoảng 2h trưa khi các cậu đi học về thì ăn cơm cùng các cậu bé; sau đó chơi cùng họ.



Buổi chiều các cậu bé rủ tôi đi dạo ngoài bờ sông. Trên đường ra làng thì gặp một cậu bé khác, cậu bé này chạy về nhà cất xe đạp và gia nhập cùng chúng tôi.

Tụi nhóc đang bắt cá nhưng chả bắt được con nào!

Chơi chán, chúng tôi đi về thì cậu bé kia rủ tôi về nhà nó chơi. Chú nó vừa có con đang ở tại đây bảo rằng cả làng ai cũng tin tôi là người Nhật cả. Tôi bảo tôi có khai man quốc tịch đâu nhưng khi bảo họ tôi là người Việt Nam thì họ không biết Việt Nam nằm ở đâu trên thế giới nên cứ toàn đinh ninh tôi là ……..người Nhật.

(Lúc ở nhà Rakesh có tấm bảng đồ Atlas, tôi mở ra chỉ cho họ xem Việt Nam ở đâu, rồi khi họ hỏi gì về Nhật Bản hay bảo tôi nói tiếng Nhật, tôi bảo tôi không biết bởi vì tôi là người Việt Nam. Nói mãi mà họ vẫn không tin, luôn đinh ninh tôi là người Nhật, còn bảo sẽ đến nhà tôi ở Nhật Bản chơi nữa chứ (kiểu này chắc phải sang đó mua một cái nhà để đón tiếp họ quá!))

Mẹ của thằng bé đãi tôi món bánh mì này đây!

Phó mát trộn với cà chua, củ hành tím và nêm gia vị vào.
Cho bánh mì lên chảo

Rồi để hỗn hợp phó mát trộn lên bánh mì.
Nướng bánh trên chảo

Món ăn trông như thế này đây!

Khi ăn vừa xong thì anh của Rakesh đến (sinh ba nên dù là anh vẫn cùng tuổi, chỉ ra trước có vài phút mà được làm anh rồi) và bảo tôi đi với nó đến chỗ nào ấy.

Thì ra do buổi chiều hôm trước Rakesh chơi bóng bị trật gân tay nên họ đang ở chỗ bà thầy nắn gân.


Bà thầy này khi tiễn mọi người ra về rủ tôi ở lại nhà bà ta ngủ nữa chứ. Không hiểu sao ai cũng muốn tôi ở lại làng ngủ mà chị Đêbi lại không muốn nhỉ? Cứ luôn hỏi khi nào tôi đi mãi.

Khi về ngang nhà mấy cô bé hàng xóm của Rakesh thì mấy cô bé này lôi tôi vào chơi. Một cô bé 22 tuổi, học lịch sử ở cao đẳng, đang dạy kèm tiếng Anh và Hindi nên muốn tôi ở lại nhà cô bé để dạy tiếng Anh cho cô, bù lại cô dạy tiếng Hindi cho tôi. Cô bảo cứ ở nhà cô 1 tháng. Cô đưa cho tôi xem một quyển sách song ngữ Anh-Hindi và bảo tôi phát âm tiếng Anh giùm, còn tôi lại nhờ cô chỉ phát âm tiếng Hindi vài câu thông dụng. Vậy là tôi có thêm mớ từ tiếng Hindi rồi đấy!

Khi chia tay, cô bé cứ dặn dò đi dặn dò lại là tôi phải hôm sau sang ăn sáng món chowmin (mì xào) với gia đình cô mới được, ăn xong thì đi đến trường cô chơi luôn.

Khi tôi về nhà Rakesh thực tập tiếng Hindi vừa học và bảo học ở nhà hàng xóm thì có vẻ mấy cô chị gái của Rakesh không vui lắm. Tôi không hiểu sao người Ấn kỳ lạ thế! Khi họ tiếp đãi bạn trong nhà họ thì họ muốn bạn “thành của riêng” luôn hay sao á? Cứ đi qua nhà khác chơi là họ không vui. Không hiểu, không hiểu. Hay họ phân biệt giai cấp, giàu nghèo?

Khi tôi bảo rằng cô bé ấy mời tôi ở lại 1 tháng nhà cô bé để chơi thì Rakesh có vẻ vui lắm, mắt sáng lên và hỏi rằng bộ tôi sẽ ở đây một tháng dạy tiếng Anh à? Tôi bảo chắc không đâu.

Tối hôm ấy tôi ngủ nhà Rakesh và lại ho muốn bể phổi.

Mới sáng sớm, chị Đêbi đã qua nói chuyện gì đó với họ một hồi làm họ nhìn nhìn tôi. Tôi hỏi chuyện gì. Họ bảo chị Đêbi hỏi tôi khi nào đi?

Sau đó chị Đêbi dẫn đi lòng vòng mấy nhà ở xóm ngoài và đi đâu cũng bảo rằng tôi là người Nhật cả. Mệt ghê luôn! Tôi không hiểu thái độ của chị lắm và có vẻ hơi bực khi chị dắt tôi vào một gia đình nào đấy; bọn họ xúm lại nghe chị nói và xem tôi như xem một………… con thú trong sở thú làm tôi nổi khùng lên cự quá trời. Trong nhà có người đàn ông biết tiếng Anh. Anh ta bảo nhà họ có con dâu là người Nhật và đang ở Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng.) Có liên quan gì đến tôi đâu?

Kh đi lòng vòng cùng chọ Đêbi, tôi chụp ảnh nhóc tì này đang trên đường đến trường đây này!

Khi dẫn tôi về, chị cứ lấy tay xua xua bảo đi đi (hình như chị thay đổi thái độ với tôi từ khi tôi sang nhà Rakesh chơi và sau khi tôi cho tiền và quà cô bé người hầu mà không cho cháu của chị). Tôi thấy chị thật lạ nhưng nghĩ chắc do âm dương bất cân mà gây ra tình trạng này không? Khi về nhà Rakesh dọn đồ, tôi bảo rằng: không hiểu sao chị Đêbi cứ luôn muốn tôi đi mà không cho tôi ở đây nữa; chắc tôi phải tìm cho chị một ông chồng mới được. Bọn họ cười quá trời trước ý nghĩ kiếm chồng cho chị Đêbi của tôi.

Lúc ấy vẫn còn sớm, mới có 10h sáng thôi mà gia đình Rakesh đã đãi tôi ăn…….trưa thật no trước khi đi rồi.

Chia tay họ ra đi, tôi đẩy xe qua nhà hàng xóm chào mấy cô bé ở đây. Tôi bảo tôi đi đây vì chị Đêbi không thích tôi ở làng, họ hỏi tại sao, họ có làm gì hay nói gì thất thố với chị không? Tôi làm sao biết cơ chứ.

Thôi chia tay ngôi làng Dumri mà tôi tá túc 6 đêm, trải qua ngày hội Holi và có biết bao kỷ niệm với người dân làng. Tôi dẫn xe đến chỗ làm của chị Đêbi, tạm biệt và lên đường.

Chị Đêbi tại chỗ làm.
Kỳ sau: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 9): Lầm đường gặp trai đẹp & Be my guest, please!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét