CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Ý kiến của tôi về vụ Huyền chip

Hí hí hí, có người gửi cho tôi cái comment này đề nghị cho ý kiến về Huyền chip nè bà con!!!

"Chị Dung thân mến! Ko biết giờ chị đã đắc đạo chưa nhỉ?
Chị có rảnh thì cho vài ý kiến về vụ chị Huyền Chíp,700usd đi khắp thế gian này cái! Rất hay khi chị đang tu luyện về tham sân si,nhân quả...
http://www.webtretho.com/forum/f26/20-tuoi-700-usd-va-di-khap-the-gian-1257142/index73.html"

Đang làm con cóc ở trong hang, làm con rắn đang lột da, làm con gấu ngủ đông,.... (còn làm con vật gì nữa thì tạm thời chưa nghĩ ra) lại "được" lôi ra ngoài ánh sáng nên chờ tôi....... dụi mắt vài cái cho quen sáng nghen bà con!!!!

E hèm, e hèm, e hèm. Tóm lại, ý kiến của tôi là như sau: Tôi KHÔNG có ý kiến gì cả!!! Vì sao? Vì những lý do này:

Một là, tôi không biết nhiều về Huyen Chip nên xin miễn ý kiến đi nghen!!!

Hai là, tôi cũng thường xuyên được/bị người ta "bình loạn," "bàn tón,".... đủ kiểu nên không muốn làm điều tương tự với một người khác. Tóm lại, ai muốn nói gì thì cứ nói còn việc ta thì ta cứ làm hehehehe.

Ba là, người chưa bao giờ leo núi thì không bao giờ cảm nhận/ đồng cảm được cảm giác của những người đã từng đứng trên đỉnh núi nên có giải thích kiểu gì cũng vô ích (hí hí hí, giống như người chưa thấy Niết Bàn thì không bao giờ biết được Niết Bàn là gì - thông cảm nghen bà con; Bị "nhiễm" hơi nặng rồi đó.)

Bốn là, từ khi được/bị bà con quan tâm "bình loạn," "bàn tón," và từ những kinh nghiệm "va đập" với người bản địa mà tôi đã ngộ ra một chân lý rằng:

Trên thế giới có hai loại người. Loại thứ nhất là những người dám làm những điều mà người khác nghĩ rằng họ không làm được và kêu gọi người khác cùng làm; loại thứ hai là những người không dám làm và nghĩ rằng do mình không làm được nên cũng chả thằng nào con mẹ nào làm được. Tóm lại, mỗi người được quyền chọn loại người mà họ muốn trở thành.

Tôi đính kèm comment cùng website bình loạn về Huyền chip ở trên để bạn nào rảnh rỗi và có hứng thì vào đó hóng chuyện với người ta, còn tôi thì xin rút lui về hang đây!







33 nhận xét:

  1. Hahahahaha....kết chị là ở chỗ này nhất! ;)

    Trả lờiXóa
  2. Ý kiến chuẩn luôn Em ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Đang tu mà chuyện hồng trần gì cũng biết nha chị, em nể chị rồi đấy :)))

    Trả lờiXóa
  4. Em kết câu cuối của chị đấy: "Tôi đính kèm comment cùng website bình loạn về Huyền chip ở trên để bạn nào rảnh rỗi và có hứng thì vào đó hóng chuyện với người ta, còn tôi thì xin rút lui về hang đây!"
    ---> Cái này bên tin học có cái hàm Response.Redirect() để "đá" sang trang khác ấy mà, kekeke

    Trả lờiXóa
  5. ha ha đúng là chị đã đắc đạo rồi nên có cái nhìn bao dung quá!
    Nhưng tất nhiên do chị ko có thời gian để xem hết cái topic đó.Nên ko hiểu hết cái mục đích của việc lôi ra ánh sáng,lột trần những cái dối trá của HC.Có nhiều người,đã đi,có kinh nghiệm du lịch lên tiếng và mọi người cũng đồng ý với những nhận định đó.Không ai nói HC không đi được tất cả 25 nước,tất nhiên cô ta đã đi,nhưng cô ta tự nhận là tự lo được tất cả,từ làm thêm,xin visa...mà những việc đó thì với 1 người du lịch bụi như chị cũng hiểu nó thế nào.Trong diễn đàn wtt cũng đã phân tích và kết luận rõ ràng rồi đó chị! Nói tóm lại,nữa cái mì gói thì vẫn là mì gói,nhưng nữa cái sự thật thì cũng chỉ là giả dối!
    Sẵng có ivivu treo giải,tôi nghĩ chị có đủ kinh nghiệm để thực hiện,ở vn giờ thì chỉ còn mỗi chị Dung là trung thực thôi!
    http://www.webtretho.com/forum/f3302/aoe15-000-usd-cho-ai-kiem-chung-duoc-viec-huyen-chip-lama-1774831/index3.html#post30585281

    Trả lờiXóa
  6. http://soha.vn/cu-dan-mang/ban-than-huyen-chip-co-nhung-dieu-co-ay-khong-ke-trong-nhat-ky-20130921153449531.htm

    Trả lờiXóa
  7. Mời đọc,không có ý gì, chỉ là quan điểm, vì mình cũng chưa là một tên đi bụi chuyên nghiệp, chỉ là đồng cảm với tác giả:
    http://soha.vn/cu-dan-mang/dan-phuot-ky-cuu-viet-2119-chu-toan-bo-su-that-ve-huyen-chip-20130920104520681.htm
    http://soha.vn/cu-dan-mang/dan-phuot-ky-cuu-neu-toan-bo-su-that-ve-huyen-chip-phan-2-20130920124344467.htm

    Trả lờiXóa
  8. Tôi không phải là blogger, nhà báo, nhà văn, hay là người đi du lịch “phượt”… nhưng từ khi biết về sự kiện “Xách ba-lô lên và đi” này, tôi đã thấy vô cùng thú vị và theo dõi nó với sự quan tâm đặc biệt. Lý do ở chỗ khi tôi gần như đã mất đi niềm tin vì xung quanh mình có quá nhiều sự giả dối, từ miếng thịt lợn giả làm thịt bò trong bát phở vẫn ăn mỗi buổi sáng cho đến cả một cái ụ nổi sửa chữa tàu đáng giá hàng triệu đô-la bỗng hóa thành sắt vụn, bỗng nhiên tôi tìm thấy một cộng đồng có thể lên đến hàng nghìn người, thuộc nhiều thành phần và lứa tuổi khác nhau, vẫn sẵn sàng đứng lên bảo vệ sự thật, cho dù họ không có một chút quyền lợi cá nhân nào. Đối với những người chưa thực sự hiểu vấn đề, nói “đứng lên bảo vệ sự thật” nghe có vẻ hơi quá trong trường hợp này. Nhưng nó hoàn toàn hợp lý nếu như chúng ta tính đến các tổ chức có quyền lợi liên quan đến mấy tập sách này, những điều mà họ đã và đang làm, cũng như ảnh hưởng nhất thời của chúng đối với thế hệ trẻ.

    Tôi đã nói sau cuộc họp báo ở Hà Nội rằng sẽ không bao giờ có chuyện tác giả cuốn sách và ê-kíp biên tập thú nhận rằng họ đã viết một cách không trung thực và thiếu trách nhiệm, bất kể áp lực của dư luận có lớn đến thế nào đi nữa. Và tôi cũng muốn nói điều tương tự sau cuộc họp báo ở thành phố HCM. Bởi vì dư luận, theo mặt tích cực nhất của nó, và ngay cả ở trong một xã hội dân chủ, cũng chỉ có thể thức tỉnh được lương tâm và nhận thức của con người, chứ bản thân dư luận không thể đưa một quan chức tham nhũng ra tòa, không thể chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm của ngành giáo dục, không thể nâng cao “y đức” cho các nhân viên y tế. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng các bạn đã thất bại sau tất cả những gì đã xảy ra. Có lẽ đó không phải là một sự xếp đặt tình cờ khi trên thế giới này, cuối cùng thì sự thật vẫn chiến thắng, cho dù những người bảo vệ nó phải cần đến rất nhiều thời gian, công sức và một lượng vô hạn lòng can đảm.

    Tôi nói như vậy bởi vì đối với cá nhân tác giả cuốn sách, hình ảnh một cô bé đại diện cho những thanh niên “cấp tiến” (thú thực là tôi vẫn chưa hiểu cái định nghĩa này), dám nghĩ dám làm, thông minh, tài giỏi, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, bản lĩnh, và còn rất nhiều nữa mà tôi không nhớ hết, đã hoàn toàn sụp đổ. Nó sụp đổ không phải vì cô bé ấy kiên quyết không cho độc giả xem mấy cái dấu xuất nhập cảnh trong hộ chiếu của mình, không phải vì cho đến tận bây giờ cô bé ấy vẫn không thể nói ra tên cái sòng bạc ở châu Phi mà cô đã từng làm việc. Nó sụp đổ chính vì cái cách mà cô bé ấy đã thể hiện trong hai cuộc họp báo. Một tác giả trung thực, đàng hoàng và chuyên nghiệp sẽ tận dụng mọi cơ hội tiếp xúc với độc giả để có thể hòa giải những bất đồng, tranh thủ sự ủng hộ và xóa đi những hiểu lầm nếu có. Một tác giả như vậy sẽ không bao giờ có những câu trả lời kiểu như “Tôi không có trách nhiệm phải trả lời” hoặc “Tôi không thích cho anh xem”. Không phải ngẫu nhiên mà thái độ của mọi người cứ thay đổi dần dần, xuất phát từ hoài nghi, đi đến phủ nhận, rồi phản đối và cuối cùng là cả tức giận nữa. Tôi xin nói thêm là tôi không ủng hộ việc chửi bới, lăng mạ người khác, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng đó là một trong những cấp độ thể hiện thái độ, tình cảm và sự bức xúc của con người. Người ta vẫn nói rằng một lần bất tín thì vạn lần bất tin. Từ chỗ nghi ngờ về sự hỗ trợ của các tổ chức cho tác giả cuốn sách, người ta đi đến nghi ngờ liệu tác giả có thực sự đi một mình, rồi tiếp đến nghi ngờ cả chuyện tác giả có thực sự chấp bút viết cuốn sách hay không nữa. Tất cả những cái đó, nếu như không phải là một thất bại thì có thể gọi bằng từ nào khác?

    Trả lờiXóa
  9. Đối với ê-kíp đứng sau lưng tác giả cuốn sách, họ cũng thất bại vì chắc chắn là doanh số bán sách đã bị ảnh hưởng. Nếu không có tất cả những việc tranh cãi ầm ĩ này, số lượng người bị chiến dịch tiếp thị của họ thuyết phục chắc chắn đã nhiều hơn. Về quan hệ với công chúng, rõ ràng họ đã tự thể hiện năng lực rất hạn chế vì họ chỉ làm cho số lượng người phản đối càng ngày càng tăng lên chứ không giảm đi. Ai cũng có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt này ở trên các diễn đàn, nơi duy nhất người ta có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không bị kiểm duyệt.

    Đối với một số những nhà báo có bài viết phê phán, bài bác những người phản biện, tôi có thể nói rằng họ mới thực sự là những “anh hùng bàn phím” theo đúng nghĩa của cách ví von này. Rõ ràng họ là những nhà báo chuyên nghiệp, có đầy đủ chuyên môn, tư cách, phương tiện, công cụ và cả thời gian để có thể tìm hiểu, phân tích sự việc này một cách tốt nhất. Thế nhưng cho đến tận bây giờ, tất cả những gì họ có thể làm được chỉ là trích dẫn lại lời người khác và thêm vào một số ý kiến cá nhân, hoặc là ý kiến chỉ đạo của ai đó, về sự việc. Tất cả những bằng chứng, phân tích, lập luận từ khi sự việc bắt đầu cho đến giờ hoàn toàn là do những thành viên trên các diễn đàn cung cấp. Có cảm giác những nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, tìm kiếm, xác minh và đánh giá thông tin bây giờ đã là một cái gì đó xa xỉ đối với thế hệ báo chí “cướp, giết, hiếp, lộ hàng” này.

    Đối với hai vị GS Dũng và Ánh, tôi cũng nhìn nhận rằng họ đã mất nhiều hơn được khi tham gia vào cuộc họp báo ở Hà Nội. Bỏ qua chuyện hài hước về câu tiếng Anh sai ngữ pháp (Let’s enjoy your life), với tư cách là người làm khoa học, cho dù là khoa học xã hội, không ai đưa ra kết luận dựa trên niềm tin cả. Nếu một trong số hai người nói được một câu như thế này: ”Tôi đã kiểm tra các mốc thời gian dựa trên các dấu xuất nhập cảnh trong hộ chiếu của Huyền, và khẳng định rằng nó phù hợp với nội dung cuốn sách” thì có lẽ số người phản đối đã ít đi một chút. Rất tiếc những gì hai vị mang học hàm GS có thể làm được chỉ là giơ quyển hộ chiếu ra trước mặt mọi người và… vỗ tay.

    Đối với những người ủng hộ cuốn sách, bất chấp những chi tiết không hay, thậm chí là vi phạm pháp luật như vượt biên, làm việc “chui” với visa du lịch, làm giả giấy tờ, tôi không hiểu tại sao một mặt các bạn nói là “không khuyến khích mọi người làm theo”, mặt khác các bạn lại tung hô tác giả như một hình mẫu tiêu biểu cho thanh niên học tập mà không hề có một lời chú thích, cảnh báo, giải thích nào về những chi tiết đó. Các bạn cũng biết fan “cuồng” của K-POP còn hôn cả chỗ thần tượng của mình vừa mới ngồi lên, thì chuyện bắt chước thần tượng để vượt biên, để làm việc “chui” có gì là không thể? Tại sao cuốn sách đã được xuất bản từ lâu rồi mà bản thân tác giả và nhà xuất bản không đưa ra được một lời nào chính thức về việc này, cho đến tận khi bị chất vấn trong buổi họp báo?

    Cuối cùng đối với chính bản thân tôi khi viết ra những dòng này, tôi thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi nghĩ rằng tôi vẫn có lý khi khuyên bọn trẻ không nên nói dối, cho dù xung quang chúng những chuyện dối trá vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ.

    Duong7x

    Nguồn:http://www.webtretho.com/forum/f26/20-tuoi-700-usd-va-di-khap-the-gian-1257142/index178.html

    Trả lờiXóa
  10. Từ trong hang đá chui ra, hét lên 1 phát rồi ta đi vào :)

    Trả lờiXóa
  11. Sẵng có ivivu treo giải,tôi nghĩ chị có đủ kinh nghiệm để thực hiện,ở vn giờ thì chỉ còn mỗi chị Dung là trung thực thôi!
    http://www.webtretho.com/forum/f3302/aoe15-000-usd-cho-ai-kiem-chung-duoc-viec-huyen-chip-lama-1774831/index3.html#post30585281

    Cảm ơn bạn đã khen nhé! Nhưng tôi cũng không có trung thực như bạn nghĩ đâu. Coi chừng bị tôi lừa đấy hehehehe.

    Cách đi của Huyền Chip khác với cách đi của tôi nên tôi không dám bình luận hay nhận xét gì cả. Những gì cô ấy làm được, chưa chắc tôi đã làm được và những gì tôi đã làm được chưa chắc cô ấy đã làm được. Chúng ta không thể lấy con chó mà chứng minh cho con mèo và ngược lại mặc dù cả hai đều là con vật và có thể nuôi trong nhà.

    Một khi chúng ta đã đi đủ lâu hoặc đủ độ trải nghiệm cần thiết, tự nhiên chúng ta sẽ có một cái nhìn bao dung thôi không cần phải đắc đạo đắc quả gì cả. Một người đi đủ lâu hoặc đủ trải nghiệm sẽ KHÔNG BAO GIỜ nói: “Chuyện ấy không thể xảy ra.” Họ chỉ có thể nói: “Chuyện ấy tôi không biết” hoặc “Chuyện ấy tôi chưa có trải nghiệm.”

    Các bạn ạ, những gì chúng ta biết chỉ là một hạt cát. Lưu ý: cát biển khác cát sa mạc đấy nhé! Dĩ nhiên cát sa mạc sẽ không bao giờ chấp nhận việc đại dương là tồn tại bởi vì tất cả những hạt cát mà nó gặp đều là cát sa mạc và đều nói với nó như thế. Và ngược lại, một hạt cát biển sẽ không bao giờ chấp nhận sa mạc là tồn tại bởi vì những hạt cát mà nó gặp đều là cát biển và đều nói với nó như thế.

    Một hạt cát sa mạc khi nghe những hạt cát biển nói chuyện với nhau thì nó sẽ tự nhủ: “Ôi những hạt cát này sẽ không bao giờ chấp nhận và không bao giờ biết được sa mạc là gì cả đâu nếu họ không tự mình ra sa mạc.” (có khi vài hạt cát biển đã ra sa mạc và đã chết khát rồi nên không thể quay về để chứng minh là sa mạc có tồn tại các bạn nhỉ!)

    Và một hạt cát biển khi nghe những hạt sa mạc nói chuyện với nhau thì nó sẽ tự nhủ: “Ôi những hạt cát này sẽ không bao giờ chấp nhận và không bao giờ biết được biển là gì cả đâu nếu họ không tự mình ra biển.” (có khi vài hạt cát sa mạc đã biển và đã chết chìm mất rồi nên không thể quay về để chứng minh là biển có tồn tại các bạn nhỉ!)

    Sau một hồi dài dòng, tóm lại ý tôi muốn nói là: sau những năm tháng ăn bờ ngủ bụi, ăn xin tứ phương tám hướng, một trong những bài học LỚN mà tôi học được là KHÔNG BAO GIỜ nói: Chuyện ấy không thể xảy ra (nó chỉ không thể xảy ra trong sự hiểu biết của chúng ta mà thôi.)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi e là chị không hiểu cái mà công chúng Việt nam đang phản đối HC và ekip là vì lý do gì rồi!

      Chị ở xa nhà quá và chị không có nhiều thông tin cập nhật từ nhiều phía. Tuy nhiên,đứng ở góc độ người khâm phục chị,tôi nghĩ cần khuyên chị một câu,là trong blog của chị,chị có kể nhiều lúc chị trốn vé...nói chung nếu có những hành vi vi phạm luật pháp nước sở tại,tôi khuyên chị không nên biên lên blog.Hãy giữ điều đó cho riêng mình.Vì biết đâu,có những bạn trẻ sẽ bắt chước những hành vi đó của chị.Cũng như bắt chước những hành vi vi phạm pháp luật của Huyền Chip.

      Mới đây có bloger Nguyễn Phú,người từng ở Nepal một thời gian dài,có bình luận về chuyện của HC.Và tôi công nhận anh là người công tâm,nhờ kinh nghiệm ở Nepal nên mới có thể lật tẩy được HC,công chúng Việt nam rất đón nhận những đóng góp như vậy.
      http://nguyenphunepal.blogspot.com/2013/10/bai-phuc-huyen-chip-chem-gio-i-xe-may.html#more

      Tuy nhiên có 1 bài,tôi thấy anh Nguyễn Phú có nhắc đến chị:

      "Những chuyện chém gió thế này thì không phải một mình CHIP , trước đây có cả Huyền Diệu. Cũng viết sách chém gió về Lumbini -Nepal nhưng do không ai có thông tin nên không bị lật mặt. gần đây hơn có một cô gái (lại cũng con gái đi bụi) chém gió là đạp xe vòng quanh thế giới (cưỡi máy bay từ nước này sang nước kia rồi đạp xe vòng vòng rồi cưỡi máy bay đi tiếp). Cô nàng có một blog viết theo giọng Tưng Tưng. Cũng quảng bá cách trốn vé tham quan, lừa lọc dân địa phương để ăn nhờ ở đậu hàng tháng trời. Tệ nhất là chém gió về tôn giáo tín ngưỡng địa phương, những chuyện mà cô ta chẳng biết tý gì (vì chỉ cưỡi xe đạp xem hoa và luôn trốn vé chui nhủi nên làm sao có thể tiếp cận một cách đàng hoàng với các nguồn thông tin đáng tin cậy). Đáng phẫn nộ nhất là cô này bôi bác rằng Kumari (Living Goddess, hóa thân của nữ thần tối cao Durga của đạo Hindu, nữ thần sống hộ mệnh cho nước Nepal) là một "con đĩ trong đền" (temple prostitute) là một dụng cụ tình dục dành cho các thầy tu Hindu. Bôi bác đến thế là cùng!"
      http://nguyenphunepal.blogspot.com/2013/10/huyen-dieu-huyen-chip-gui-cac-bac-mu.html

      Tôi có xem bài chị biên mà bloger Nguyễn Phú có nói đến,anh này cũng nói sai về chị một số chuyện. Tôi tính biên cái gì đó để phản ánh lại với anh ta,tuy nhiên tôi không biết nói sao?Khi chính chị Dung,cũng vi phạm 1 số việc,như trốn vé(?).

      Nên tôi nghĩ,thôi để mọi việc theo tự nhiên,ai cũng có nhân quả cả! Nếu anh Phú có nói sai về chị,hoặc cố tình nói xấu chị,thì anh đó cũng sẽ tạo nghiệp xấu cho mình!

      Riêng về chị,thì tôi nói tóm lại,tôi rất khâm phục những người du lịch bụi chân chính(tôi phải dùng từ này,để đối lập với kiểu du lịch của Huyền Chíp),chị phải mất nhiều thời gian tìm tòi,nghiên cứu,chuẩn bị,chi tiêu tính toán chi phí,để có những trãi nghiệm mà không gì có thể mua được.Tuy nhiên,không thể dùng bất kỳ lý do gì để vi phạm pháp luật các nước mình đi qua! Tôi tin là chị Dung,không phải là người như vậy!

      Chúc chị nhiều sức khỏe và động lực để tiếp tục chuyến hành trình của bản thân nhé!

      Xóa
  12. Tôi chỉ xin có 1 ý kiến nhỏ thế này: Du lịch là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách. Việc trang bị kiến thức cần thiết và những đạo đức cơ bản luôn giúp ta bảo vệ được bản thân khỏi rủi ro để học hỏi và tận hưởng nhiều điều mới mẻ.
    Tôi là người đã đi du lịch nhiều nơi, và tôi có may mắn đi rất nhiều nơi mà HC đã đi qua. Sự háo thắng và bồng bột của tuổi trẻ đã khiến cho HC "múa rìu" hơi quá đà về nhiều vấn đề. Tôi đã từng trách dư luận quá khắt khe khi đánh giá một cô bé còn trẻ tuổi, dù có phạm sai lầm thì ít nhất điều thực sự là cô ấy dám ra đi và dám học hỏi. Vậy mà khi tôi cầm cuốn sách của HC lên, cố gắng đọc hết cuốn 1 thì cảm thấy thất vọng về cô bé. Để bàn về tính đúng sai của cuốn nhật ký hành trình ấy thì có lẽ quá dài, và mọi người đã viết rất nhiều. Tôi chỉ không hiểu tại sao HC lại ngây thơ cho xuất bản 1 cuốn sách với những nội dung "chém gió" quá mức cần thiết và không nghĩ rằng ở bất cứ nơi nào cô ấy đi qua, ít nhất cũng có những người Việt đã đến hoặc đang định cư. Cô ấy không nghĩ họ sẽ đọc và phản ảnh sao? Quan niệm của mỗi người không ai can thiệp, nhưng thực tế của sự việc thì không thể thay trắng đổi đen như thế. Đấy không phải là vấn đề "không thể xảy ra trong sự hiểu biết của chúng ta" như Dung nói nữa mà đó chính xác là rất nhiều điều "nói dối" được cấu thành (mà lại thiếu đi tính lô-gic cần thiết). Bạn có tin vào câu chuyện 1 cô bé trèo qua bức tường ngăn cách giữa Palestine và Israel để vượt biên không? Không có tiền trong tay, làm sao cô bé có thể chứng minh tài chính để xin được visa vào Israel (một đất nước luôn "nóng" với các vấn đề chính trị và nổi tiếng nghiêm ngặt về hải quan). Bạn có thấy buồn cười về việc cô bé mới leo đến Sarankot ở Nepal, vậy mà dám đăng tải hình ảnh và "chém" rằng "Đã đến đỉnh của Himalayas"? Hoặc khi tôi đọc phần viết về Nepal của HC, tôi nhận ra cô ta chỉ quanh quẩn từ Kathmandu - Pokhara - Chitwan, vậy mà cô ấy cho rằng đã phượt trên xe máy với tốc độ 100km/h để đi .... hết Nepal. Bạn có dám cầm giùm cần sa để vận chuyển qua nước khác giùm nhóm bạn bản địa như HC không? Hoặc cô bé ấy nói rằng, một mình cô bé ấy đi trekking vượt qua nhiều núi non, với ba lô 20 ký trên vai, chiến đấu với 1 đàn khỉ mặt chó, đi bộ 1 ngày 8 tiếng ở vùng núi ấy với tổng cộng quãng đường cho 1 ngày là ....40 cây số. Tôi đã may mắn được đi trekking ở nhiều nơi trên đất nước Nepal (mà cô ấy đang nói đến) và nhận thấy điều cô ấy nói là ... không tưởng, chắc chắn không thể xảy ra dù với bất cứ lập luận nào...

    Thật đáng buồn khi cô bé có thể viết về việc lạng lách lái xe với tốc độ 100km/h, trốn vé, gian dối, dễ dãi trong việc tiếp cận người lạ, lao động bất hợp pháp, kết giao với những người buôn bán cần sa .... với một giọng văn có vẻ tự đắc. Khi ra với bể lớn, chúng ta cần ý thức làm cho hình ảnh người Việt Nam hoặc nếu không thì ít nhất hình ảnh của chúng ta có văn hóa và đẹp trong mắt người bản địa chứ.
    Chẳng 1 đất nước nào hoan nghênh những người du lịch trốn vé, vi phạm luật pháp và lao động "chui" trong lãnh thổ của họ cả. Tại sao lại nghĩ rằng "không muốn làm giàu cho chính phủ nước họ"? Mỗi đất nước có 1 chính sách và quy định riêng, bản thân chúng ta đến tìm hiểu và học hỏi thì phải tôn trọng những điều ấy. Đó là văn hóa và đạo đức.

    Uyên Phương (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  13. Xuyên suốt tác phẩm của HC, tôi chỉ thấy những câu chuyện rời rạc, những thông tin có thể tra cứu từ google mà tuyệt nhiên tôi không thấy giá trị nhân văn, cái nhìn về văn hóa của tác giả. Nhiều bạn trẻ ngày nay đọc xong tác phẩm ấy thì nghĩ rằng "chỉ cần xách ba lô lên và đi" là được rồi. Đối với tôi, bạn nên có trách nhiệm với bản thân và gia đình (những người yêu thương bạn: cha mẹ, anh chị em...) trước khi tính toán đến việc "lang thang vô định" ở một đất nước nào đó. Bạn phó mặc an nguy bản thân, liều mình ra đi mà không tính toán trước sau? rồi bạn gặp nạn ở nước ngoài, bạn đau 1 phần, gia đình bạn còn lo lắng và đau nhiều đến thế nào?

    Tôi đã biết đến QD khi tôi tìm kiếm thông tin để có thể đi "phượt" ở Ấn Độ vào dịp lễ hội Holi 2013. Tôi cũng rất thích thú và được hiểu biết thêm với những bài viết của QD. Tuy nhiên, thú thật, tôi không hài lòng với quan niệm trốn vé, một số cư xử của QD trên chặng đường phiêu lưu của QD. Dĩ nhiên có thể lúc này QD cho rằng quan điểm mỗi người là khác nhau, nhưng nếu có thể bình tâm như những bài viết mới nhất của mình, QD hãy nghĩ lại những góp ý của tôi có hợp lý không nhé.

    Thân ái và chúc bạn may mắn
    Uyên Phương

    Trả lờiXóa
  14. Khi sai lầm nối tiếp những sai lầm

    (Nhân dân điện tử) Sau khi Báo Nhân Dân có bài viết trên chuyên mục Diễn đàn Chủ nhật “Trung thực và trách nhiệm trên trang viết” ngày 13-10, chung quanh vụ lùm xùm về cuốn nhật ký hành trình Xách ba-lô lên và đi của tác giả Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền).

    Ðể làm rõ hơn ý kiến của số đông bạn đọc, chúng tôi xin được đăng bài viết trao đổi ý kiến của bạn đọc TRẦN NGỌC THỊNH, vừa gửi đến tòa soạn.

    Nổi tiếng trở thành tai tiếng

    Phải nói là ở độ tuổi ngoài 20, một cô gái trẻ dám xách ba-lô lên và đi khám phá thế giới như Huyền Chip là một điều đáng khâm phục, bởi lẽ những cô gái khác ở độ tuổi như cô ở Việt Nam mới chỉ dám mơ ước đến việc đó, chứ chẳng nói gì tới việc dám đi. Chả cần 25 nước, chỉ cần năm đến mười nước thôi là cũng đáng ngưỡng mộ rồi. Huyền Chip đã trở thành thần tượng của không ít bạn đọc trẻ. Ðó là sự bạo dạn, xóa bỏ tự ti của người trẻ, khích lệ, động viên và truyền cảm hứng cho họ thoát khỏi tình cảnh “ếch ngồi đáy giếng” để khám phá thế giới. Cái tinh thần ấy thật tuyệt, và chính vì lẽ đó nó mới tạo sức hút cho các bạn đọc trẻ Việt Nam đến vậy. Trong một xã hội mà giới trẻ độ tuổi 20 nước ta nhiều khi còn phụ thuộc vào gia đình, phải sống theo những khuôn khổ định sẵn thì việc Huyền Chip làm như một sự “phá cách” đầy táo bạo mà đã “phá cách” thì chắc hẳn sẽ thu hút. Huyền Chip lại càng nổi tiếng hơn khi có một chiến lược PR khá hoàn hảo. Cô xuất hiện thường xuyên trên các báo, từ báo giấy, tới báo mạng, rồi trên truyền hình, và cả mạng xã hội như Facebook, Twitter và Youtube nữa. Huyền Chip nhanh chóng trở thành một “cơn sốt” có khả năng lây lan cực nhanh.

    Sự nổi tiếng của Huyền Chip có lẽ sẽ tiếp tục tăng nhanh nếu không có sự nghi vấn từ những bạn đọc đã đọc sách của cô. Ban đầu mới chỉ là một vài người, nhưng khi sự việc được đưa ra diễn đàn trên mạng và thu hút sự quan tâm của báo giới thì mọi chuyện không còn đơn giản nữa. Trước những nghi vấn của bạn đọc, tác giả đã không khôn khéo mà thể hiện sự bực tức của mình trên “Fanpage” cuốn sách với những lời lẽ thiếu bình tĩnh và cả… thiếu chủ ngữ, thậm chí như có ý… đe dọa bạn đọc. Sau đó, trước phản ứng của dư luận, tác giả đã hứa sẽ công bố và giải đáp mọi thắc mắc tại buổi họp báo. Tuy nhiên, tại buổi họp báo, thái độ và cách ứng xử của tác giả trước những thắc mắc, nghi vấn của bạn đọc đã làm cho cả những người ủng hộ cô thất vọng, quay sang nghi ngờ cô. Thay vì làm hai việc rất đơn giản là thừa nhận mình có hư cấu hoặc là giải đáp một cách rõ ràng các nghi vấn, thì Huyền Chip lại áp dụng phương pháp bốn không là: không biết, không nhớ, không thích cho xem và không có trách nhiệm trả lời. Sau buổi họp báo, những nghi vấn của số đông bạn đọc lên tới đỉnh điểm khi có lá thư của một bạn đọc đề nghị Cục Xuất bản vào cuộc làm “trọng tài” phân xử những nghi vấn về sự trung thực trong cuốn nhật ký và các tranh cãi dai dẳng giữa bạn đọc với tác giả, ê-kíp làm sách và Nhà xuất bản Văn học. Kết quả là Huyền Chip phải viết bản giải trình 31 trang. Ðáng lẽ Huyền Chip nên công bố công khai bản giải trình này như đã hứa, thì cô lại không làm. Ê-kíp làm cuốn sách cũng không làm việc này. Cuối cùng, khi bạn đọc gửi thư kiến nghị, công bố công khai cho độc giả 31 trang giải trình thì sự nổi tiếng của Huyền Chip đã trở thành tai tiếng. Trong giải trình, cô thừa nhận có “phóng đại” trong cuốn nhật ký mà cô đã từng khẳng định với bạn đọc chắc chắn “hoàn toàn là sự thật” và “không thêm thắt gì”. Cô cũng thừa nhận là mình “đã phạm pháp” như trong kiến nghị bạn đọc đã nêu. Sau khi có giải trình, cô đã mắc một sai lầm là quyết định im lặng, không công bố công khai, cũng không có lời giải thích và tệ nhất là không có một lời xin lỗi bạn đọc, những người đã mua sách của mình. Sự coi thường bạn đọc đã khiến “hình tượng” của cô sụp đổ hoàn toàn và khiến họ phẫn nộ, đòi phải có lời xin lỗi và thậm chí đòi đơn vị phát hành phải hoàn tiền. Dường như, cô và ê-kíp của cuốn sách đang cố vùng vẫy nhưng chưa tìm ra được lối thoát.

    Trả lờiXóa
  15. Câu chuyện đáng suy ngẫm

    Chuyện tranh cãi của bạn đọc về cuốn Xách ba-lô lên và đi và tác giả Huyền Chip là một chuyện nhỏ, nhưng ẩn đằng sau những tranh luận trái chiều đó lại bộc lộ nhiều điều đáng suy ngẫm. Ðầu tiên, qua sự việc này chúng ta có thể thấy rằng hình như văn hóa tranh luận, nhất là trong học thuật còn nhiều điều đáng bàn, bởi việc phản biện là một việc làm tốt, nhưng lại thường dễ bị quy chụp là ích kỷ, hẹp hòi, ghen ăn tức ở, v.v. Thêm nữa, các cá nhân bảo vệ Huyền Chip không đưa ra lý lẽ để tranh luận mà dùng các phép ngụy biện phổ biến là: công kích cá nhân hoặc đánh tráo khái niệm để bao che, bảo vệ cho tác giả. Thứ hai, đó là sự thờ ơ trước những điều không trung thực, không nghĩ cho cộng đồng, nhất là số đông bạn đọc. Họ lập luận một cách rất vô cảm rằng: sách ai thích mua thì mua, ai đọc thì đọc, ai tin thì tin; không thích, không tin thì đừng mua, tranh luận làm gì. Thứ ba, đó là sự bao che cho sự giả dối. Một số người trong đó có cả những học giả, những nhà nghiên cứu có danh tiếng đã ra sức bao che, bênh vực cho hành vi không trung thực của tác giả. Ðiều này làm cho bạn đọc vô cùng thất vọng, không hiểu vì lý do gì những người đó lại đang giúp sức cho tác giả lừa dối bạn đọc, những người phải dành tiền làm ra từ công sức lao động của mình để mua sách của cô. Sự trung thực luôn luôn là phẩm chất cao quý của con người. Sự giả dối là điều đáng bị chê trách và hành vi bao che cho sự giả dối còn đáng chê trách hơn rất nhiều.

    Sự việc hiện đã “vỡ lở”, Huyền Chip nên thừa nhận sai lầm và việc cần làm của cô cùng ê-kíp là xin lỗi bạn đọc. Nếu đưa sự việc này ra phân xử bằng pháp lý thì trong trường hợp này, khả năng thua kiện là rất cao trước những lý lẽ và dẫn chứng chặt chẽ của bạn đọc. Riêng với tác giả Huyền Chip, đây là những vấp ngã đầu đời cho cá nhân cô – một người viết trẻ, để đứng dậy và trưởng thành. Giá như cô biết cầu thị thì bạn đọc trẻ chắc dễ cảm thông hơn và có thể vẫn ngưỡng mộ cô. Còn với ê-kíp làm sách, giá như họ biết tôn trọng bạn đọc, tôn trọng sự thật thì giờ này họ đã có được một sản phẩm vẫn bán chạy. Giờ đây, quyết định hành động như thế nào thuộc về phía Huyền Chip và ê-kíp làm sách của cô.

    http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/21487702.html

    Trả lờiXóa
  16. http://upanh.docvl.net/images/562hegfgdfg.png

    Trả lờiXóa
  17. Co mot doc gia vua gui email cho toi bai viet duoi day. Xin moi cac ban doc nhe!

    Tính không lên tiếng, nhưng thấy ô hợp nhảm nhí quá:

    Hãy bớt cái tính tò mò tọc mạch chuyện của người khác lại và hãy dùng cái đầu của mình để giúp cái đất nước còn có người đang nghèo đói sắp chết này đi lên, trẻ em được đi học, đi khám bệnh không còn phải trả tiền...

    Một đám ô hợp, phân tích tích phân tinh vi lắm, hỏi có bao nhiêu sai sót trong cuốn sách của Huyền Chip thì chắc rằng có hàng vạn bằng chứng sai sót kể cả ngày không hết, nhưng nếu chỉ cần hỏi Hiến pháp của nước CHXHCNVN cần bổ sung sửa đổi gì không thì đảm bảo có tới hơn 80% cái đám ô hợp đó sẽ hỏi lại: Ủa, Hp nói gì thế? Góp ý để xây dựng chứ không phải ném đá để cho một con người đó chết cho rồi. Mà XH này còn nhiều người xứng đáng được ném nhiều hơn HC. Bộ trưởng giả danh Tiến sĩ mà chả thấy bão bùng gì cả, đằng này chỉ là một cuốn sách do một cô bé học hết cấp 3 viết. Lí do ngày xưa mình nhất quyết không vào đội tuyển văn là vậy, mình thừa biết khi đã cầm bút thế nào cũng ...chết. Thà học Toán, 1+1=2 (ở hệ thập phân). Phải nói rõ ràng ở hệ thập phân vì sẽ có kẻ dẻo mồn cãi lại là nhị phân nó có đáp số khác chẳng hạn.

    Ở châu Âu, người đi bụi có hàng ngàn hàng vạn, đi như HC chưa thể viết sách được đâu, cỡ như Lonely Planet, nhiều tác giả mà còn phải cập nhật liên tục. Cái đáng nói là ở XH mình có nhiều người tò mò quá, ít người đi bụi quá. Tò mò nên chỉ là một chuyện đi bụi hết sức bình thường cũng bán được sách, mà là best seller ở VN mới chết, đọc sách người ta chán rồi bắt đầu tinh vi, bảo lừa đảo, dối trá. Ai kêu mua về đọc làm chi. Việc đọc sách của đám độc giả này cũng ô hợp đáng nói, thông thường người đọc sách thực sự, đi mua sách phải chọn và xem lướt qua nội dung rồi mới mu, đằng này thấy người ta đi mua “Xách balo…” mình cũng hùa theo đi mua mà chả thèm coi bên trong là gì cả, mua có phong trào để chứng tỏ mình…biết đọc sách, đọc xong thấy ng ta chửi cũng bắt chước chửi …để tỏ vẻ hiểu biết, rồi tinh vi bắt bẻ người khác. Nói thật, may là HC còn đưa cái hộ chiếu xa xa cho độc giả xem, chứng tỏ cô bé ấy còn hiền đấy, nếu là mình mình chẳng thèm đưa, Có quyền gì kiểm tra hộ chiếu của mình??? Tôi đi đâu kệ tôi, sách tôi viết anh thích thì mua về đọc, không thích thì biến nhanh!!!!!. Muốn biết đi bụi thế nào, đi rồi biết, ở nhà đọc sách người khác rồi ra vẻ am tường phán xét. Chưa kể những người chẳng biết gì, ăn ké theo ném đá chung cho vui....Điều đó làm mình nghĩ tới thời ngày xưa, gái chưa chồng mà chửa thì bị dân làng ném đá, gọt đầu bôi vôi, và chắc rằng trong đám dân làgn đó chẳng hiểu làm thế để làm gì, thấy người ta ném, mình cũng ném cho có không khí....

    Ngoài những "cái sai" của HC như dư luận đã nói, HC có thêm một cái sai rất nghiêm trọng, đó là khi viết nhật kí, HC chẳng thèm đề cập đến đời sống riêng tư của mình (bởi thế thiên hạ càng tò mò), như đi tới đâu thì gặp anh nào, ngủ với anh ta mấy lần rồi, và sau đó được cho bao nhiêu tiền, vân vân và vân vân...Thật là ấu trĩ hết sức khi dám nhục mạ người khác là "bán thân" để kiếm tiền đi bụi. Nói thật, làm gái mà kiếm tiền dễ vậy chắc tui cũng đi làm từ lâu rồi, khỏi học hành lồi mắt ếch ra cho mệt sức... Việc HC có giấu một số chuyện trong sách mình cũng là bình thường, thậm chí nếu HC có ai đứng ra tài trợ cho đi bụi mà cô ấy không nói cũng chẳng vấn đề gì. Có ai dám đứng trước thiên hạ công bố nhà tôi có bao nhiêu tiền không? có dám nói với thiên hạ tôi có biệt thự tiền tỷ nhờ ăn hối lộ không? Đâu ai nói phải không? vậy thì có quyền gì ép người khác phơi bày tất tần tật như lột áo ra giữa thiên hạ????

    (con tiep)

    Trả lờiXóa
  18. Chưa kể đây là một âm mưu cạnh tranh lợi nhuận của các thế lực nghịch nhau, sao cuốn 1 xuất bản lâu rồi chả thấy ai góp ý, chờ tới lúc ra cuốn 2 tự nhiên thành bão, một vài thế lực thù địch chờ in ấn xong rồi bắt đầu gây "hiệu ứng" và đám đông cứ thế chả hiểu quái gì, bị những lời lẽ logic thuyết phục, lao theo ném đá cho chết luôn. Cô chip còn non dạ, vô tình thành nạn nhân. Mình rất vui vì thần tượng mình từ chối thẳng thừng cánh báo chí phỏng vấn, rút lui giang hồ có trật tự, xem chừng chị ấy biết nhìn xa trông rộng. Nói không chừng, bây giờ tâm bão lại là thần tượng của mình cũng nên. Cô chip vì ham chút danh mà lợi bất cập hại. Một vài nhà văn có tiếng cũng "tham gia" bình luận dạy đời bé chip. Ai bảo chip nhỏ mà lãnh nhuận bút cao ngất ngưỡng làm chi, anh/chị mày đây viết mấy chục năm trong nghề mà còn chưa được 1/3 số tiền đó nữa là... Đã là người của xã hội, góp ý nên chân tình với một cây viết trẻ, phân tích cái sai cái đúng để lần sau tốt hơn. Đằng này lại thốt ra những lời lẽ mà người ta đọc vào có cảm giác như: "Đáng đời mày, cho mày chết...".

    Mình không thích phong cách Chip, nhưng mình chưa bao giờ ném đá vào cô ấy. Con người là những cá thể, họ có sự khác biệt với cá thể khác. Cái họ làm dc phải ghi nhận, chưa làm được thì góp ý thôi. Qua hiện tượng "Loạn HC" làm mình nghĩ đến những vụ tai nạn giao thông, đám đông đứng kẹt đường chỉ trỏ, phán xét mà không thấy ai giúp nạn nhân cấp cứu đi bệnh viện...Có phải là tôi bỏ ra 100k mua sách của cô, tôi có quyền được hỏi cô đã đi đâu, ngủ với những ai rồi...??????

    HC đi bụi làm XHVN náo loạn, kiểu như người tiền sử lần đầu thấy máy bay lượn lờ trên trời cho rằng có quái vật...

    (Het)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THÔNG ĐIỆP CỦA HUYỀN CHIP: NGƯỜI VIỆT THẬT LÀ XẤU XÍ!


      Chưa xét đến vấn đề hư cấu trong thể loại yêu cầu phi hư cấu 100%, chúng ta thấy được những thông điệp gì mà tác giả Huyền Chip muốn gửi đến bạn đọc trong tác phẩm của mình?
      Cho đến nay đã có các vị có chút ít tên tuổi và uy tín (Nguyễn Lân Dũng, Chu Văn Hòa, Phạm Xuân Nguyên, Lương Hoài Nam) lên tiếng bảo kê cho cuốn XBLLVĐ cùng với tác giả của nó, thần tượng hóa tác giả của nó như là hình mẫu cho thanh thiếu niên Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu. Có đúng như thế không?

      HUYỀN CHIP-NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ
      Sau khi bỏ thời gian đọc qua cả hai tập XBLLVĐ của Huyền Chip, chúng ta có thể rút ra được những thông điệp như sau mà tác giả đã gửi đến các bạn đọc trẻ tuổi của mình:

      - SỰ LƯỜI NHÁC LAO ĐỘNG: từ những trang đầu của cuốn XBLLVĐ tác giả Huyền Chip đã truyền bá một tinh thần lười nhác lao động, không muốn làm việc mà chỉ muốn vui chơi, bay nhảy. Suốt cả hai tập sách người đọc không hề thấy Huyền Chip thực sự làm việc gì cả, mà ngay cả khi có việc làm thì hoặc là bỏ việc ngang xương, hoặc là sau khi nhận việc thì không thấy nói đến làm việc mà lại đi chơi loanh quanh, hoặc là nhận việc rồi bịp bợm không làm mà vẫn lấy tiền công (đóng phim ở Bollywood). "Không cần làm mà vẫn có ăn!" đó là cảm hứng nguy hiểm nhất mà Huyền Chip truyền bá cho thanh niên, rường cột tương lai của nước nhà. Đất nước Việt Nam ta đang bị tụt hậu ngay cả với các láng giềng Đông Nam Á- một nỗi xấu hổ cho những người Việt còn biết tự trọng. Đúng ra cái cảm hứng cần phải truyền cho thanh niên Việt Nam hiện nay là phải chăm chỉ học tập, cần cù làm việc, thắt lưng buộc bụng để phấn đấu làm cho nước giàu dân mạnh. Đàng này các vị lại lên tiếng ủng hộ cho một cô thanh niên tuổi hai mươi bẻ gãy sừng trâu nhưng lại lười nhác lao động, bỏ học bỏ nhà đi bụi (dạt vòm), bỏ việc ngang xương để lang thang đầu đường xó chợ, vô công rồi nghề. Hề vãi! Xin đặt một câu hỏi nhỏ mà không nhỏ: nếu hàng ngàn thanh niên trong độ tuổi lao động của Việt Nam đùng đùng bỏ việc , xách ba lô đi lang thang khắp thế giới ăn xin ăn mày thì kinh tế Việt Nam như thế nào? Ai sẽ đổ mồ hôi xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh có thể hội nhập một cách ngang hàng với các nước khác? Ai sẽ đổ máu để bảo vệ Tổ quốc, biển đảo nếu tất cả thanh niên đều xách ba lô lên lang thang ra nước khác để trốn nghĩa vụ quân sự vì không thích thi hành nghĩa vụ quân sự?

      (con tiep)

      Xóa
    2. - TÍNH VÔ KỶ LUẬT VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM: khởi nguồn cho những (chắc chắn không phải là một chuyến đi xuyên suốt 25 nước như tác giả đã khẳng định) chuyến đi lang thang không mục đích của Huyền Chip là từ chuyện bỏ việc ngang xương khi cô đang làm việc ở Malaysia. Thích thì xin vào làm, không thích thì bỏ ngang không cần phải bàn giao sổ sách giấy tờ , trách nhiệm của công việc cho người khác thậm chí không cần phải làm đơn nghỉ việc mà chỉ quẳng vào mặt Giám đốc của mình một cái mail là xong. Tinh thần kỷ luật trong lao động ở đâu? Trách nhiệm của một người trưởng thành ở đâu? Rồi khi hết tiền sinh sống đến mức sẵn sàng làm bất cứ việc gì ở Mumbai, khi được giới thiệu vào làm diễn viên quần chúng lại bịp bợm người ta để trốn đi chơi mà vẫn lấy tiền dù không làm việc. Được truyền lửa từ "nguồn cảm hứng " này rồi thì hàng ngàn thanh niên đùng đùng bỏ việc để đi chơi cho thỏa thích mà vẫn đòi công ty, nhà máy trả lương cho họ, hàng ngàn lao động xuất khẩu ở nước ngoài đùng đùng bỏ việc để đi tham quan hoặc đi làm chui hay trốn đi nước khác. Hề vãi! Đã cổ súy cho lối sống vô trách nhiệm như thế thì các vị đừng bao giờ nên lên tiếng kêu gào mọi người hãy làm việc tốt, hãy góp phần xây dựng đất nước. Các vị cũng đừng nên đặt câu hỏi tại sao nước Nhật, nước Hàn, nước Singgapore lại giàu mạnh hùng cường. Cũng đừng hỏi tại sao người Việt đi xuất khẩu lao động phải đóng tiền thế chân bằng cả một gia tài (một suất lao động xuất khẩu sang Malaysia của người Việt phải đóng thế chân không ít hơn 20.000USD/người, trong khi người Nepal chỉ cần đóng có 2,000USD).

      Sự nguy hiểm của tính vô kỷ luật mà Huyền Chip thông qua cuốn sách của mình đã truyền được đến các fan là: THÍCH THÌ LÀM, KHÔNG THÍCH THÌ BỎ, CHẲNG AI BẮT ÉP ĐƯỢC MÌNH, CHẲNG AI LÀM GÌ ĐƯỢC MÌNH. Huyền Chip và phe ủng hộ cô đã quên đi rằng xã hội nào cũng có những chuẩn mực mà người ta không thể không thích thì bỏ. Không bao giờ có sự tự do không điều kiện.

      Quăng mình liều lĩnh vào những chuyến đi nguy hiểm không những vô trách nhiệm với gia đình và xã hội mà trước tiên là với chính bản thân mình. Đừng để đến khi bị cướp, hiếp, giết ở nước ngoài rồi gia đình tất tả ngược xuôi tốn kém hàng đống tiền, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài lại bị lôi kéo vào hàng loạt chuyện phức tạp (chưa kể có thể bị mắng oan về việc thờ ơ tắc trách khi công dân Việt Nam gặp tai nạn). Tự mình lao đầu vào chỗ nguy hiểm là vô trách nhiệm với chính thân xác đã được cha mẹ ban cho hình hài, nuôi dạy đến lúc trưởng thành. Làm chuyện xấu xa ở nước ngoài chính là vô trách nhiệm với quốc gia của mình, làm bẩn đi hình ảnh mà hàng chục triệu người khác đã dầy công vun đắp hàng ngày.

      (con tiep)

      Xóa
    3. - TÍNH ÍCH KỶ, KHÔNG TRUNG THỰC, LỢI DỤNG MỌI NGƯỜI: Ngay từ đầu chuyến đi đã toan tính việc ăn nhờ ở đậu mọi người, thực chất là ăn bám xã hội mà tệ hại nhất là ăn bám người nước ngoài-bản chất ích kỷ đã lòi ra. Sự không trung thực và lạm dụng lòng tốt của người khác cũng chính là thói ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình. Hãy tự hỏi lại mình là ai mà cuộc đời phải bảo bọc, phải giúp đỡ, phải cưu mang? Cứ nhìn vào ngay trong mỗi gia đình của chính bạn, bạn có thể thấy ngay cả người thân còn chưa chắc tận lực cưu mang cho bạn khi bạn sa cơ thất thế. Thế thì có lẽ nào ở tất cả mọi nơi, mọi người đều hào hứng cưu mang giúp đỡ bạn vô tư, miễn phí, không toan tính? Đường đời không phải là màu hồng mà sự thật trần trụi cay đắng có thể gặp ở bất cứ góc đường nào. Cuộc đời thực không giống như một cuốn tiểu thuyết diễm tình hiện đại của Tàu Cộng mà Huyền Chip đã tô vẽ để tự sướng và các nhân vật đầu to nhưng óc rỗng hoan hô nhiệt liệt dù chẳng đọc qua đến vài chương sách ấy. Hề vãi!

      Khi bắt đầu chuyến đi Huyền Chip sử dụng chiêu bài "thăm ít nhất một trại trẻ mồ côi ở mỗi nước đi qua". Xin hỏi các vị trong suốt cuộc hành trình Chip đã thăm được bao nhiêu trại trẻ mồ côi? Đã bao nhiêu lần làm công tác thiện nguyện? Mà nói thật những chuyện thăm trại trẻ mồ côi và làm volunteer chỉ là cái cớ để xin visa vào các nước và dùng nó để làm động lòng trắc ẩn những người hảo tâm ở mọi nơi nhằm lạm dụng sự giúp đỡ của người ta để thu vén cái lợi cho bản thân mình. Đây là chiêu bẩn mà bất kỳ đứa đi du lịch ba lô nào cũng biết!
      Ai cũng mong muốn được đi du lịch, được thăm viếng nhiều địa danh. Nhưng đầu tiên phải chắc chắn mình có khả năng trang trải mọi chi phí, ít nhất là cho chính bản thân mình. Những người có trách nhiệm và không ích kỷ thì phải nghĩ đến người thân, gia đình, phải tránh để mọi người lo lắng cho mình. Hàng ngàn người đùng đùng bỏ việc ngang xương, bỏ bê gia đình, bỏ nhà bỏ cửa mặc kệ cha mẹ lo lắng để xách ba lô lên và đi theo hình mẫu Huyền Chip mà các vị to đầu đề cập trên kia nâng bi lên là "dám nghĩ, dám đi, dám làm"… Hề vãi!

      Hãy trung thực đầu tiên với chính bản thân mình! Xin các vị có chút uy tín và địa vị kia hãy tự hỏi mình rằng: nếu có một đứa con gái mới hai mươi tuổi bỏ học, bỏ nhà đi lang thang chạy đến xin ăn nhờ ở đậu nhà mình thì mình sẽ làm thế nào? Nếu mình là người tốt nhưng không hề biết gì về nhân thân cô ta (nhất là cô ta lại là người nước ngoài với bộ dạng không lương thiện, nhếch nhác, nghèo đói, dơ dáy) liệu mình có thể cho cô ta vào tá túc trong nhà mình như một thành viên? Liệu mình có cho cô ta tiếp xúc với con cái mình đang ở lứa tuổi dậy thì? Liệu mình có sẵn sàng để con mình trạc tuổi ấy dám làm dám đi như cô ta? Liệu mình có dám cưới cô gái đó cho thằng con trai yêu quý của mình không (câu này là dành riêng cho ông Nguyễn Lân Dũng giáo sư ba phải thiếu iod , người khuyên các thanh niên Việt Nam hãy nhào vô cưới Huyền Chip kẻo mấy thằng Tây ba lô nó lấy mất)? Hề vãi! Nếu mình là một tay buôn ma túy (dạng này thì Chip gặp rất nhiều, không những thế mà còn ở nhờ nhà và đi chung trong những chuyến vận chuyển ma túy) thì "con bò lạc" này mình sẽ gài thế nào? Nếu mình là một thằng con trai "đích thực" gặp miếng mỡ ngon thế này lại là "gái ngoại" thì mình có bỏ qua không? Hay nên tận dụng cơ hội để có chiến tích khoe khoang với bè bạn như là một sự "trả thù dân tộc" hay "tao đã từng mần một đứa con gái Việt Nam tuổi đôi mươi"?

      (con tiep)

      Xóa
    4. Về phía tác giả, sự không trung thực được tác giả phô phang như những chiến tích đáng mơ ước của tuổi trẻ. Từ bước chân đầu tiên của hành trình đã gạt chủ nhà trọ để khỏi trả tiền phòng. Rồi dài theo những bước chân của cô qua khắp các đất nước là những vụ dối trá gạt những người lương thiện , cả tin vì lòng tốt mà cưu mang cho một con bé lang thang cơ nhỡ trong khi nó đang hí hửng trong đầu đã gạt thêm được một người tốt, trong khi nó thầm khinh bỉ người vì lòng tốt mà lo lắng cho sự an toàn của nó. Sự ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình đã lên đến cực điểm.

      - CỐ TÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT: Đầu tiên xin hỏi cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng và Cục trưởng Cục Xuất bản là những quan chức to trong guồng máy hành chính Việt Nam có biết đến khẩu hiệu "Sống và làm việc theo pháp luật!"? Theo chỗ chúng tôi được biết thì Nhà nước Việt Nam không bao giờ ủng hộ người Việt ra nước ngoài làm những việc vi phạm pháp luật ở nước sở tại! Thế thì vì lý do gì các vị vẫn cứ cãi chày cãi cối , khăng khăng bênh vực cho việc khoe khoang những hành động vi phạm pháp luật của các nước nơi Huyền Chip đã từng đến? Có phải đó là một tấm gương đáng học hỏi cho lớp trẻ? Và khi chương trình Enter Vietnam được công chiếu rộng rãi với hình ảnh Huyền Chip đại diện cho ngành du lịch Việt Nam, nếu có một khách du lịch nước ngoài cũng vi phạm pháp luật giống HC trên đất Việt Nam luật sư của người ấy dùng chính cuốn XBLLVĐ và những hành động vi phạm pháp luật của HC người đại diện cho ngành du lịch Việt Nam để làm án lệ bảo vệ cho thân chủ của mình thì Vờ Tờ Cờ nghĩ sao? Đây không phải là chuyện lo bò trắng răng nhưng một người biết là hành vi đó là phạm pháp mà vẫn cố tình vi phạm rồi khoe khoang om sòm thì người làm chương trình sử dụng cô ta như một hình ảnh tiêu biểu có phải đã mặc nhiên cổ vũ cho một xã hội không có luật pháp? Có phải đã cổ vũ mọi người nên chà đạp lên luật pháp? Hề vãi!

      -TÍNH LIỀU LĨNH, NGU DỐT, NGÔNG CUỒNG, BA HOA PHÉT LÁC MỘT TẤC TỚI TRỜI: Có lẽ không cần dẫn chứng ra ở đây những chuyện như thế của Huyền Chip. Nếu ngồi lại, tổng kết hết những bài vạch trần những chuyện này của Chip mà cộng đồng mạng đã làm thời gian vừa qua thì có lẽ độ dày cũng không kém hai cuốn sách của Chip.
      Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại. Những vị có chút tiếng tăm kia rất nhiệt tình tung hô Huyền Chip nhưng chắc chắn một điều các vị chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ một chuyến du lịch bụi nào! Các vị có đi nếu không bằng hộ chiếu đỏ thì cũng giấy mời trang trọng. Nếu không bay hạng thương gia thì cũng là những chuyến bay vào những giờ giấc dễ chịu. Các vị có người đưa đón ở sân bay, ở trong những khách sạn nhiều sao, đi tham quan có xe đưa đón chu đáo, có người lo cho chổ ở, bữa ăn thật tốt. Thế nên các vị ấn tượng với những chuyện tự sướng của con bé ranh giàu trí tưởng tượng. Ở đây dù cho các vị có là giáo sư, tiến sĩ hay nhà phê bình gì đi nữa thì các vị vẫn là một đứa bé ngu ngơ không có chút kiến thức hay kinh nghiệm gì về du lịch bụi. Thế mà các vị lại sẵn sàng nâng bi (hổng biết có bi hông mà nâng… hic) cho một con bé chém gió về một lĩnh vực mà các vị không biết gì cả. Hề vãi!

      (con tiep)

      Xóa
    5. HUYỀN CHIP CÙNG BĂNG NHÓM "BURNING SNAILS"- THẦN TƯỢNG MỚI CHO THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM?
      - TRỘM CẮP, RƯỢU CHÈ, CỜ BẠC, HÚT XÁCH, QUAN HỆ TRAI GÁI DỄ DÃI, CẨU THẢ: những chuyện này thì cộng đồng mạng đã vạch ra quá nhiều nên cũng chẳng cần phải dẫn chứng ở đây. Chỉ cần xem qua cái clip trên Youtube về băng nhóm Burning Snails của Huyền Chip ở Kathmandu-Nepal là cũngđủ thấu hiểu cách đi du lịch của Huyền Chip như thế nào. Hề vãi!
      Có người đã chỉ thằng ra thế này: "Thật ra có thể đi kiểu HC được với điều kiện là gái trẻ + trơ mặt một tý. Đi đến đâu thì giở võ câu trai, kiếm mấy anh trai trẻ ga lăng khá giả kể lể em làm ở tổ chức phi chính phủ abc, đang đi hành trình thăm các trại trẻ mồ côi + viết sách về văn hóa địa phương blah blah... anh giúp em chỗ ăn ngủ, hoặc gặp mấy anh Tây Ba lô thì đề nghị ngủ chung giường cho tiết kiệm ..., đến giờ ăn thì đợi các anh mời, xem các anh có đi du lịch đâu thì ỏn ẻn cho em đi cùng với... Chẳng qua là ra nước ngoài, nhận thức kém, cứ nghĩ người ta chẳng biết mình là ai... (cũng như người Việt nhìn dân Tây) sinh ra kiểu du lịch ăn xin, ăn cắp, ăn mày. HC học theo Tây bựa thành dân balô khôn lỏi, thành Tây mọi! "

      Hội nhập văn hóa toàn cầu là học hỏi cái hay cái tốt từ các nước khác và quảng bá cái hay cái tốt của văn hóa nước mình. Hội nhập toàn cầu không phải là lăn vào đống rác của xứ người nhặt lấy nhặt để rác rưởi mà không biết nó là cái gì rồi hào hứng mang về nước mình tung hô lên như là những phát kiến độc đáo, những ý tưởng tiên phong, những cách suy nghĩ dám làm dám đi.
      Hội nhập văn hóa toàn cầu là tôn trọng văn hóa và luật pháp của các nước khác chứ không phải dẫm đạp lên pháp luật (dù là ở nước mình hay nước người), không phải là bêu xấu, bôi bác văn hóa (dù là văn hóa của nước mình hay nước người).
      Đọc qua cả hai quyển XBLLVĐ chúng ta chỉ thấy Huyền Chip truyền được những thông điệp (cái mà cô và các vị nâng bi gọi bằng mỹ từ "truyền cảm hứng") như: LƯỜI NHÁC LAO ĐỘNG, VÔ KỶ LUẬT, VÔ TRÁCH NHIỆM, ÍCH KỶ, KHÔNG TRUNG THỰC, LỢI DỤNG LÒNG TỐT CỦA MỌI NGƯỜI, CỐ TÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT, LIỀU LĨNH, NGU DỐT, NGÔNG CUỒNG, BA HOA PHÉT LÁC MỘT TẤC TỚI TRỜI, TRỘM CẮP, RƯỢU CHÈ, CỜ BẠC, HÚT XÁCH, QUAN HỆ TRAI GÁI DỄ DÃI-CẨU THẢ. Thế ra đây là hình mẫu thần tượng cho thanh thiếu niên Việt Nam sao? Một hình tượng quá xấu xí! Thế ra đây là hình ảnh đại diện cho ngành du lịch Việt Nam sao? Một hình ảnh quá xấu xí!
      Thông qua những chuyến đi của mình, rõ ràng Huyền Chip đã quảng bá thành công một hình ảnh người Việt ra khắp thế giới thông qua những thông điệp mà cô đã cô đọng trong cái gọi là Nhật ký hành trình của mình. Thông điệp của Huyền Chip là: NGƯỜI VIỆT THẬT LÀ XẤU XÍ!

      (het)

      Nguồn: http://nguyenphunepal.blogspot.com/2013/11/thong-iep-cua-huyen-chip-nguoi-viet.html

      Xóa
  19. Từ đầu đến giờ,tôi khá thất vọng về chị Dung !

    Vì tôi nghĩ chị sẽ công tâm mà nhận xét một cách khách quan về chuyện HC.
    Tuy nhiên theo tôi cảm nhận,chị né tránh và bao biện 1 số chuyện của HC vì lý do là mỗi người có trãi nghiệm riêng. Nhưng chị Dung nên nhớ,dù chị làm gì,thì cũng đừng vi phạm luật các nước chị đi qua!
    Tôi có comment ở trên một lần nói chị là nếu có làm chuyện gì trái luật thì đừng nói ra trên blog làm gì !
    Nhưng chị vẫn tung lên trong bài mới đây ! Tôi nghĩ việc chị đi du lịch bụi,không có gì sai trái,nhưng chị phạm luật thì dù bao biện bất cứ lý do gì thì cũng là phạm luật !
    Chị dẫn chứng mail của 1 bạn nào đó,tôi nghĩ việc đó cũng có nghĩa là chị đồng ý với ý kiến đó!

    Tôi gặp rất nhiều ý kiến kiểu như vậy trên diễn đàn Webtretho nơi có 1 topic bàn về chuyện này,những ý kiến như vậy đã bị vạch trần và đáp trả bằng tranh luận công bằng,và tôi chia sẽ với chị là các thành viên webtretho đã và đang làm việc với bên luật sư để kiện cô Huyền Chip và nhà xuất bản.

    Tóm lại,tôi xin rút lại lời khen chị trước đây về việc chị đi du lịch bụi và chia sẽ với mọi người ! Tôi nghĩ du lịch nhưng không phạm pháp thì mới là người tốt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn là 1 người quá nhỏ nhen và thiếu thực tế, lý thuyết cao và.. nói chung tự bạn trải nghiệm đi rồi có lúc tự nhận ra.

      Xóa
    2. Chị Dung bị ném đá rồi kìa, chỉ vì chị không chịu bình luận một chuyện không liên quan đến chị.
      Đi không dám đi, làm không dám làm, chỉ giỏi "lý luận" với chả "phê bình"

      Xóa
  20. Trời ơiiiii... mọi người đi ngủ hết cho tui nhờ, đọc xong nhức đầu wa... ketket...

    Trả lờiXóa
  21. Đây là sân chơi của chị Dung, việc chị ấy có từ chối hay đồng ý nêu quan điểm của chị về vấn đề của HC là quyền của chị ấy. Blog này vào đọc và xem ảnh, học hỏi kinh nghiệm là miễn phí nên k thể đòi hỏi quá nh ở chủ nhân của nó được. Mà theo tôi né tránh vấn đề không có gì xấu, vì cần gì nói thẳng quá ở mạng xã hội VN hiện nay, nó giờ KHÔNG KHỎE (HK một blogger có fanpage khủng cũng nhận thấy thế và tránh để xảy ra những làn sóng k kiểm soát được phản hồi quan điểm của chị ấy). Đúng là không ồn ào có cái tốt, ở đây quy tụ phần lớn ng hâm mộ chị Dung, tránh lực lượng ahbp, anti, làm loạn blog lên mất.

    Thử hỏi những ng đã đánh giá k tốt về HC, có ai từng tải nhạc, ebook miễn phí; xem phim trực tuyến; dùng phần mềm crack, apps crack, win k bản quyền. Nhà sx những nội dung số, phần mềm có thể chết nếu các bạn làm thế đấy, vì đó cũng là ăn cắp. Chắc hẳn ngoài đời họ cũng là những con người chuẩn mực, có hiếu với cha mẹ; cố gắng học tập để xây dựng đất nước; sống đầy trách nhiệm với xh, ra đường thấy rác nhặt vứt vào thùng rác, thấy nữ sinh đánh nhau xông vào can, nhặt được tiền mang tới đồn cảnh sát, nói không với tiêu cực như văn hóa phong bì, copy; không chửi thề; không nói xấu sau lưng ng khác; chấp hành luật giao thông…Tất nhiên có một chút ít ng nhưng rất tiếc phần đông là không thế.

    Chúng ta k ai hoàn hảo, sao lại quá khắc nghiệt với một cô gái 23 tuổi.
    Có thể ai đó cho tôi quá nhỏ nhặt khi tìm những tính xấu bình thường, còn HC là cả tấm gương ảnh hưởng cho một thế hệ - những ng đọc sách của em ấy (tôi hơn Chip gần 2 tuổi thôi) cơ mà. Có thể em ấy có những sai lầm nhưng bị cả một cộng đồng ép quá thật khổ thân.

    Trả lờiXóa
  22. Bạn Motnguoivietnam comment hằn học quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng đồng ý. Chị Dung có làm gì bạn đó đâu mà bạn đó vô cắn sủa loạn xạ. Thật là hết biết.

      Xóa