CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Lưu ý khi đến Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng)


1. Những gian hàng ở gần Main Temple hay cân thiếu. Để đối phó, khi đi mua hàng có thể mang theo chai nước 1 lít hoặc 0.5 lít để đối chứng. Ở Ấn độ, họ sử dụng cân quả nhiều hơn cân điện tử nên hay để quả cân lệch sang bên hoặc thu dây cân lên một nấc để cân non cho du khách. Nếu không tin vào cân quả thì bạn có thể vào các tiệm tạp hóa cân ké cân điện tử để đối chứng (chả biết cân điện tử của họ có chắc ăn không nữa, thôi đem theo chai nước 1 lít cho chắc các bạn nhỉ!) Nếu biết tiệm hay cửa hàng nào cân thiếu thì đứng trước tiệm la lối bù lu bù loa lên cho mọi người biết và cho xấu mặt cái bọn cân thiếu; người Ấn độ ở các tiệm gần đó sẽ bênh vực bạn khi bạn làm và nói đúng (và khi bạn làm thế họ còn mừng vì “hạ” được đối thủ.) Đó là một trong những điểm “quyến rũ” của Ấn độ - bạn có thể đứng giữa đường la bù lu bù loa mà không sợ bị chém như ở Việt Nam.

Tuy nhiên cần cẩn trọng vì nếu bạn là nữ và làm xấu mặt một thằng Ấn quá nhễ và đặc biệt khi hắn biết quá nhiều thông tin về bạn (như chỗ ở, lịch trình đi lại ………..) thì có thể hắn sẽ tìm cách hãm hiếp bạn cho bỏ ghét đấy!!! Có câu chuyện sau:

Một cô gái Nhật học ở New Delhi được mẹ gửi hàng sang. Thằng giao hàng cho bưu điện vòi vĩnh tiền. Cô gái cương quyết từ chối và ra bưu điện kiện hắn với lý do là mẹ cô ta ở Nhật đã đóng hết tất cả các phí rồi, vì sao cô ta phải đóng tiền cho hắn. Vậy là hắn đã rình lúc cô gái ra khỏi nhà và sơ hở để hãm hiếp cho bỏ ghét đấy!

2. Nói thách rất ghê gớm, có khi nói thách đến 15 lần. Vì vậy các bạn hãy bắt đầu với giá Rs 10. Thường các gian hàng khác nhau hay nói giá khác nhau nên có thể đi lòng vòng dọ giá trước khi quyết định mức giá muốn mua. Thậm chí khi đã trả giá và họ chịu bán nhưng nếu cảm thấy mình bị hớ giá thì không cần mua, có thể tìm lý do để thoái thác. Dân Ấn độ dễ chịu hơn người Việt Nam nên nếu bạn trả giá rồi mà không mua thì họ cũng không chửi bới ỏm tỏi (dù họ có chửi thì cũng ……….. chả hiểu.) Cứ trả giá thật thấp. Nếu họ không bán thì họ sẽ phẩy tay đuổi đi hoặc lấy khăn hất hất mấy cái, nhìn vui vui cái con mắt! (nên tôi hay đi “ghẹo” mấy người bán hàng lắm; họ nói giá bao nhiêu, mặc họ, cứ “ten rupees” (tiếng Anh) hoặc “das rupay” (tiếng Hindi) để cho họ ……….  đuổi.)

Dân Ấn độ ở đây thích nói thách lắm, nói thách một cách trắng trợn; ví dụ: phòng giá Rs. 1.500 nhưng họ sẳn sàng nói giá đến Rs. 3.000/tháng, trước mặt cả những người Việt Nam đang ở đó với giá Rs. 1.500. “Sĩ diện” là một cái gì đó vô cùng ………. xa xỉ và xa lạ với họ hay sao á? Bài liên quan: Tôi đi thuê phòng ở Bồ Đề Đạo Tràng

3. Không cho tiền trẻ ăn xin và người ăn xin; Giáo dục ở Ấn độ là miễn phí; ngoài ra tại Bồ Đề Đạo Tràng  có vô số trường học miễn phí do các tăng ni thành lập. Việc cho tiền trẻ ăn xin chỉ khiến cho cha mẹ chúng nghĩ rằng đó là một nghề “hái ra tiền” nên sẽ “khuyến khích” chúng bỏ học mà đi xin ăn cả.

Không mua tập vở hay dụng cụ học tập cho bọn trẻ bám theo ở ngoài đường. Có một số đứa nói tiếng Anh khá tốt và thấy nghề ăn xin không “ngon ăn” bằng nghề xin xỏ đồ dùng học tập. Dĩ nhiên, sau khi bạn mua cho chúng xong, vừa cất bước đi thì chúng bán ngay lại cho chủ tiệm để ăn chia huê hồng.

Nhiều đứa trẻ tại Bồ Đề Đạo Tràng mặc đồng phục và đang trên đường đến trường hoặc thậm chí đang chơi đùa cùng chúng bạn, vừa thấy bạn – một người nước ngoài – là chạy đến chìa tay ra xin tiền ngay. Lúc đầu, tôi bất ngờ vì không ngờ chúng chả có sĩ diện hay lòng tự trọng gì cả. Sau đó thì hiểu ra – do bọn Phật tử và du khách “dạy” cho cả. Thường bị trẻ con bám theo ăn xin, tôi dùng tay kéo lỗ tai chúng cho thật đau để chừa thói ấy đi. Có sư cô còn bảo, mỗi khi bị bám, sư cô giơ tay tát vào má chúng một cái chát thật đau. Đòn đau nhớ dai mà!!! Nếu ai cũng làm như chúng tôi thì có thể giúp giảm bớt tệ nạn ăn xin trẻ con tại đây đấy!

(Có một anh chàng người Mỹ sang đây dạy tiếng Anh tình nguyện cho chùa Sri Lanka, sau khi được tôi “khai tâm” về vấn đề không nên cho tiền trẻ con thì anh ta “giác ngộ” và áp dụng liền. Một lần trên đường đến chùa để dạy, một thằng nhóc mặc đồng phục đeo cặp, hình như đây là lần đầu “hành nghề” của nhóc ta thì phải bởi vì nhóc ta có vẻ dè dặt, thẹn thùng và nói lí rí trong miệng để xin tiền. Nhớ đến lời tôi “dạy”, anh chàng người Mỹ, do biết một ít tiếng Hindi, xoay qua nói chuyện với nhóc bằng tiếng Hindi, ngạc nhiên trước việc đó, nhóc ta hào hứng bàn luận về bóng ta với anh ta trên suốt đoạn đường và chia tay đi một cách vui vẻ, quên bẳng cả việc “hành nghề.” Anh chàng người Mỹ bảo, nếu anh ta mà cho nhóc tiền thì ngày hôm sau nhóc ta sẽ dạn dĩ hơn trong nghề “ăn xin” chứ không bẽn lẽn như lúc đầu và dần dần sẽ thành ăn xin chuyên nghiệp.)

Bây giờ bọn trẻ ở đây khôn lõi hơn người lớn nhiều, thấy xin tiền khó ăn nên chuyển sang xin bánh kẹo nữa đấy!

Bọn nhóc này đúng là một tương lai đáng ngại cho Ấn độ. Bọn chúng gian manh hơn người lớn nhiều. Tôi mà đi chợ mua rau cải, gặp người già bán hàng, họ thường thiệt thà, bán người địa phương sao là bán cho tôi như vậy nhưng bọn trẻ mà bán hàng thì lúc nào cũng hét giá gấp đôi; ghê gớm hơn cả người lớn, người lớn chỉ thách vài đồng thôi, người già thì bán đúng giá còn bọn trẻ thì thách gấp đôi. Thậm chí bọn chúng còn xúi mấy người lớn và người già bán giá cao cho tôi nữa đấy!!! Có người già nghe lời chúng nên cũng hét giá gấp đôi, có người thì đuổi chúng đi và bán giá địa phương (có ông cụ hiền lành đến nỗi, sau khi la một đứa trẻ như vậy thì móc túi lấy tiền rupees cho tôi xem để trả tiền nữa đấy!) Ah, hổm nay tôi còn “hiền” đấy nhé, khi bị nói thách, tôi chỉ bỏ đi không mua hàng, mặc cho bọn chúng ngồi đó với đám rau cải héo!!! Từ từ, tôi sẽ “xử đẹp” bọn trẻ con ở đây. Đứa nào nói thách, tôi tát luôn vào mặt cho chừa thói gian xảo. Dân Ấn độ có một cái hay là khi bạn nổi máu ……….. anh hùng (hay yêng hùng gì đó) thì sẽ được họ bênh vực, đặc biệt khi bạn là một phụ nữ nước ngoài.

Tuy nhiên làm gì thì làm, phải theo lối Trung Đạo, nghĩa là không hiền quá cũng không dữ quá!!!!

4. Có những thanh niên nói tiếng Anh khá tốt; họ hay đi lòng vòng, đặc biệt là ở khu vực xung quanh Main Temple hỏi xin tiền du khách để đi học các khóa học Phật giáo, tiếng Anh hoặc cao đẳng đại học,….. Chớ có dại dột mà từ bi không đúng chỗ rồi lấy tiền ra cho họ nhé!!!

Nếu các bạn dư tiền quá không biết làm gì mà lại không muốn giúp dân an nam mít nghèo khổ ở Việt Nam thì hãy gửi vào các tổ chức của Mẹ Teresa khắp nơi trên đất Ấn mà làm từ thiện nhé!!! Nếu không thì có một cách làm từ thiện đầy ý nghĩa khác – đó là giúp các tăng ni ở các vùng sâu xa, vùng quê được qua đây một lần lạy Phật; nếu có điều kiện hơn thì trợ giúp cho một tăng/ni nào đó sang đây học cái Đạo mà dạy người dân.

Lưu ý: tìm đúng tăng/ni để hỗ trợ vào thời buổi này chả dễ tí nào nhưng nếu làm được thì chỉ một việc này thôi cũng đủ đem lại phước đức bao đời cho bạn rồi.

Theo tôi, để tìm đúng người thì có thể dựa vào những điều kiện sau:

  • Người đó phải có huệ trí (người có tu mới có huệ trí, chứ nếu chỉ ở chùa mà không tu thì cũng như không bởi vậy ngày nay mới có thuật ngữ “thầy tu” và “thầy chùa”; người các bạn nên chọn phải là “thầy tu” chứ không phải là “thầy chùa” nhé!!!!)
  • Người đó phải biết chút ít tiếng Anh
  • Người đó phải có cuộc sống đơn giản

Ngài Tịnh Không giảng rằng: những minh sư luôn có cuộc sống đơn giản; và đó là một trong những đặc điểm để Phật tử tìm minh sư (không loại trừ trường hợp có người giả đò đơn giản trước mặt Phật tử để lòe nhé!). Và những người như thế thường không đòi hỏi gì nhiều cả nên việc bảo trợ cho họ thật ra chả tốn kém mấy! Ngoài ra, một sư cô cho tôi biết rằng: người càng tu nhiều thì càng hạn chế dùng tiền của bá tánh. Vì sao? Càng tu họ càng có huệ trí và càng có huệ trí thì càng thấy trách nhiệm nặng nề khi dùng tiền của bá tánh. Do đó họ sẽ dùng tiền của bá tánh càng ít càng có thể.

5. Những thanh niên địa phương hay “rình” các nữ du khách đi một mình để tiếp cận rủ rê chèo kéo qua việc kết bạn, kết huynh đệ, qua việc thực tập tiếng Anh, qua việc dẫn đi tham quan giới thiệu Bồ Đề Đạo Tràng,….. Họ có khi có cả xe mô tô và mời bạn lên xe để chở nữa đấy!!! Nếu không thấy an tâm thì từ chối cho an toàn các bạn nhé!!! Ai biết được họ sẽ dẫn bạn hay chở bạn đi đâu kia chứ?

6. Các lái xe auto ricksaw hoặc xe đạp ricksaw có thêm chiêu sau: sau khi thỏa thuận giá để đi từ A đến B, đến giữa đường, họ dừng lại và bảo điểm B xa lắm nên vòi thêm tiền. Giải pháp: xuống xe và không trả tiền (dù gì họ cũng chở bạn đi một đoạn rồi, xem ai lỗ biết liền.) Có khi họ chở bạn đến nơi cần đến và đòi thêm tiền. Hoặc trả đúng giá đã thỏa thuận hoặc không trả tiền luôn cho bỏ ghét! Ai cầm tiền trong tay là người đó nắm cán mà! Khi bạn đưa tiền mà họ không nhận thì lấy lại tiền và đi luôn vào trong, đảm bảo họ sẽ chạy theo đòi. Thường tôi làm thế này: khi họ đòi thêm tiền thì cứ họ đòi thêm một tiếng thì tôi rút lại một tờ, cứ thế xem ai lỗ thì biết!

7. Một số Phật tử Việt Nam sang đây và cúng dường cho các nhà sư nước khác bằng tiền ………. Việt Nam. Các vị cúng dường xong thì ngoắc đít về nước, người ở lại mới mệt nè! Vì sao? Các sư không dùng được tiền Việt Nam (cũng không có chỗ nào nhận đổi tiền Việt Nam cả) nên tìm người Việt Nam để đổi. Không ngờ tiền Việt Nam có giá trị qua thấp nên các sư sẽ nghi ngờ người đổi tiền cho mình. Thật là nỗi oan Thị Kính cho cả người đổi tiền lẫn nhà sư!

7. Nhiều vị qua đây hay cúng dường tiền cho các nhà sư, trong đó có vô số sư giả trà trộn vào. Ngoại trừ cố ý cúng dường cho sư giả. Nếu không thì cách sau sẽ giúp bạn phân biệt thật giả:

Sư Nam Tông không bao giờ khất thực trái giờ (họ ăn trước ngọ nên không bao giờ khất thực sau 11h trưa.) Ai mà ôm bình bát trái giờ thì có thể là sư giả. Ngoài ra sư thật không phải là ăn xin nên họ chả bao giờ chìa bình bát ra khi bạn đi ngang qua; đối với sư thật, cúng dường hay không cũng không sao, bạn cúng dường thì bạn có phước chứ có phải họ có phước đâu; sư giả thì thấy bạn từ xa đã sửa soạn tư thế sẳn, khi bạn đi ngang qua thì cố ý đứng ra ngoài cho bạn thấy hoặc chìa cả bình bát ra trước bạn nữa cơ.

Sư Bắc Tông thì có ông nào cầm bình bát đâu!

8. Không tặng người Ấn độ những vật phẩm có hình Đức Phật, ví dụ: bút bi có nắp là hình Đức Phật? Vì sao? Khi sử dụng xong thì họ sẽ vứt hình Phật lung tung. Tội cho cả họ lẫn mình các bạn nhé!!!!
Những cây bút bi có hình Đức Phật.

9. Nhiều vị mua móc khóa hình Phật về tặng người thân ở nhà. Nhiều bà ở quê có thói quen cho chùm chìa khóa vào túi quần hoặc lận vào cạp quần. Móc khóa có hình Phật mà họ làm thế thì có……… chết không chứ?????




3 nhận xét:

  1. Eo oi, đúng là chị can đảm thật, tát vào mặt dân bản xứ, chúng đánh chết, em ko dám đâu :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tùy lúc mà đánh chứ; gặp ai cũng đánh, bị oánh chết cho đáng đời!

      Xóa
  2. Hôm nay vô Tháp gặp một người giống hệt chị Dung chỉ có mập hơn một tí

    Trả lờiXóa