CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Lý do tôi ăn chay

Tôi ăn chay không phải do tôi từ bi. Tôi ăn chay là do tôi sợ đau. Lý do sợ đau là như sau:

Tôi tham gia vào một khóa thiền quán cảm thọ tại trung tâm thiền Goenka. Trong suốt khóa thiền, mỗi ngày có 3 thời thiền chung. Mỗi thời là 1 tiếng đồng hồ. Trong suốt thời gian này, thiền sinh được khuyến khích không được đổi tư thế, không được nhúc nhích, phải ngồi im như pho tượng. Để làm được điều này thì tâm kiên cố ghê gớm! Tôi muốn thử xem mình kiên cố đến đâu nên ráng ngồi im như pho tượng trong suốt 1 tiếng đồng hồ. Cơn đau lên đến tận óc, tưởng như chết đi sống lại. Nhưng do được khuyến khích nên hổng thèm nhúc nhích hay đổi tư thế làm gì. Cứ thế mỗi ngày có 3 tiếng chịu cơn đau thấu tim gan như vậy. Riết rồi quen. Hết đau luôn.

Kỳ lạ là sau khi hết khóa thiền. Tôi ra ngoài, đi ngang qua một khu chợ trời, nhìn thấy cảnh giết mổ động vật để làm thức ăn cho người, tự dưng cảm giác đau thấu óc nhói tim ấy quay trở lại. Tôi thấy được sự đau đớn trong từng thớ thịt được bày bán trên quầy. Ám ảnh quá nên hết dám ăn thịt luôn! Có lần tôi đến một nơi, người ta đãi một món ăn đặc sản của người địa phương được làm bằng thịt bò. (Món này trước đó tôi ăn hoài, và là món ăn khoái khẩu của tôi) Thịt bò được trộn sẳn vào cơm và đó là món ăn duy nhất của ngày hôm đó. Tôi chỉ lấy cơm ăn, không lấy thịt nhưng mỡ bò hòa lẫn vào cơm rồi. Tôi ngồi ăn nhưng cảm giác đau đớn lại đi theo nên ăn qua quýt cho qua bữa chứ mất hết hứng thú với món khoái khẩu rồi.

Vậy là tôi ăn chay luôn, ăn chay do sợ bị đau, chứ không phải do lòng từ bi.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Làm thế nào để trả ơn cha mẹ?

Nhân dịp lễ Vu Lan 2017 đang đến gần nên đăng bài này.

"Có hai hạng người, này các tỳ-khưu, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha.
Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này.

Nhưng này các tỳ-khưu, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, người ấy khuyến khích, hướng dẫn an trú cha mẹ vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào thiện giới; đối với cha mẹ có lòng xan tham, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các tỳ-khưu, là làm đủ và trả ơn đủ cha và mẹ. "

Trích tăng chi bộ chương 2; IV. Phẩm Tâm Thăng Bằng.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Tánh Phật và Tánh Người.

Trong mỗi chúng ta, luôn tồn tại 2 thứ Tánh: Tánh Phật và Tánh Người. 
*Tánh Phật bao gồm: Hằng Thấy, Hằng Nghe, Hằng Biết, Hằng Pháp.
*Tánh Người gồm có: Ác và Thiện.


Ví dụ: Khi gặp duyên 1 người ăn xin:
- Tánh Ác liền nghĩ: "Không cho, mình còn nhiều việc, cũng không có tiền mà cho".
- Tánh Thiện thì nghĩ "Mình tu, phải bố thí thì mới có Phước, mới đúng là người Từ Bi".


Sau đó, 2 bên tranh đấu, suy nghĩ Thiện, Ác. Sau cùng, Tánh Phật luôn Biết và Thấy 2 Tánh giằng co, nên làm trong thanh tịnh, không xen bên nào, luôn suy nghĩ trong thanh tịnh, mong người khác Giác Ngộ, Giải Thoát.
Mỗi duyên, Tánh Phật luôn Biết: Buông Tánh Người ra và làm trong Thanh Tịnh.


Nếu làm theo Tánh Người bên Ác: Thì luôn keo kiệt, ích kỉ, lợi cho mình... thì sau này không có Phước.
Nếu đánh đập, giết người, cướp của, Tà Dâm ... Nặng thì đọa Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ Quỷ ... nhẹ thì bị bệnh tật, ốm đau, không có tiền, sức khỏe, lo cho cuộc đời.


Nếu làm theo Tánh Người bên Thiện: Thì luôn bố thí, làm các việc lành, giúp người khác an vui..., để sau khi chết được hưởng sung sướng, tức là làm có tính toán. Nếu quả báo đến sớm, thì đời này cũng có tiền của, sức khỏe... Nếu bố thí nhiều, sau khi chết, được về cõi Trời như mình mong muốn. Nhưng không Giải Thoát được.


Nếu làm theo Tánh Phật: Thì luôn làm tự nhiên trong thanh tịnh, không có tính toán Thiện, Ác, không dính vào bên nào. Chỉ luôn mong giúp đỡ người khác Giác Ngộ, Giải Thoát, sau cùng được trở về Phật Giới.


Cách nhận về Phật Tánh nhanh nhất:

- Tánh Nghe: Lúc có người nói, tiếng ô tô hay tiếng nổ cách xa, Tánh nghe vẫn nghe, nghe thấy rất rõ, nhưng không khởi lên khó chịu vì tiếng ồn to quá thì đây chính là Tánh Phật của bạn, nhưng bạn khởi lên ồn ào, tức giận, khó chịu thì bạn đã chuyển sang Tánh người. 
Lúc không có những tiếng đó, Tánh nghe vẫn luôn hiện hữu, không hề mất đi.

- Tánh Thấy: Đi ra đường, Thấy tất cả nhà cửa, ô tô, xe máy..., đó chính là Tánh Phật của bạn.
Nếu dính mắc vào nhà đẹp hay ô tô đẹp, có thì vui, không có thì buồn, tức là bạn đã bị chuyển sang Tánh người.

- Tánh Biết: Bạn lúc nào cũng biết nóng, biết lạnh, biết trời mưa hay nắng..., nhưng chỉ biết thôi, không khởi lên yêu ghét, khó chịu chấp trước..., thì đây là tánh Phật của bạn, còn bạn khởi lên chấp trước, hơn thua, yêu ghét, thì đó là Tánh người.

- Tánh Pháp: Muốn nói nói được, nói theo ý trong tánh Phật, luôn muốn người khác được Giác ngộ, Giải Thoát ...đây là pháp trong Tánh Phật.
Còn nói trong khó chịu, căm hận, hơn thua, ác khẩu, chửi bới, nói cho người khác phải đau khổ..., thì đây là Tánh người bên ác của bạn.


Trong cuộc sống, bạn cứ tự quay vào xem mình đang làm gì, nghĩ gì, biết Tánh người của mình đang ở bên ác hay bên thiện, tập thuần thục mỗi ngày, thì bạn đang sống với tánh Phật của bạn rồi.
Tánh Phật luôn Biết và buông 2 dòng suy nghĩ thiện ác.Tu tập là luôn hiểu rõ chính bản thân mình, từng sát na, từng vọng niệm, luôn luôn Biết rõ tánh Người của mình đang nghĩ xấu hay tốt, biết được nó thì nó sẽ tự diệt, chứ không cần mình phải đè hay ép dụng công.
Đây chính là niệm ông Phật của chính mình, là nhận và được sử dụng Ông Phật, vốn đã có sẵn trong mỗi chúng ta.

Sưu tầm.


Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Hành xử cao đẹp của người mẹ khi nghe tin “con gái” ăn trộm sách

Vào một ngày nọ của nhiều năm về trước, cô giáo này đang nghỉ trưa ở nhà thì bỗng nhiên chuông điện thoại vang lên, cô ấy bắt máy và nghe thấy giọng nói xa lạ cộc cằn, thô bạo từ bên kia đầu dây:“Con của cô ăn trộm sách, hiện đang bị chúng tôi giữ lại, cô hãy nhanh chóng đến đây đi”.
Qua điện thoại, cô nghe thấy tiếng khóc của một bé gái và giọng mắng của người bên cạnh. Cô quay đầu lại nhìn cô con gái duy nhất của mình đang ngồi xem TV ở nhà, trong lòng cô lập tức hiểu được có chuyện gì xảy ra.
Đương nhiên cô có thể gác máy và mặc kệ, thậm chí còn có thể mắng người kia, bởi vì việc này chẳng có liên quan gì đến cô.
Thế nhưng bản thân cô là một giáo viên, không chừng đó chính là học trò của cô thì sao? Qua điện thoại, cô có thể tưởng tượng thấy một bé gái ngây ngô nhất định đang vô cùng hoảng loạn, sợ hãi khi phải đối diện với hoàn cảnh khó xử này.
Sau phút do dự, cô đã hỏi rõ địa chỉ của tiệm sách và vội vàng đến đó. Đúng như những gì cô dự đoán, trong tiệm sách có một cô bé nước mắt lã chã đầy mặt, còn những người lớn xung quanh thì đang lớn tiếng mắng nhiếc cháu bé.
Cô xông vào, ôm bé gái đáng thương vào trong lòng, quay lại nói với người bán hàng: “Có chuyện gì thì cứ nói với tôi, tôi là mẹ của con bé, đừng dọa cháu như vậy”.
Sau lời giải thích miễn cưỡng khó chịu của người bán hàng, cô đóng tiền phạt rồi mới bảo lãnh được cháu bé ra khỏi tiệm sách, cô nhìn khuôn mặt ngơ ngác lo sợ và giàn giụa nước mắt của cô bé.
Cô mỉm cười và đưa cô bé về nhà, lau mặt xong, cô không hỏi gì cả mà để cô bé đi về. Khi sắp đi, cô còn đặc biệt dặn dò, nếu cháu muốn đọc sách thì cứ đến chỗ cô, cô có rất nhiều sách đấy.
Bé gái nọ rất bất ngờ, nhìn cô bằng ánh mắt rất sâu rồi chạy đi như bay, từ đó không thấy xuất hiện nữa…
Thời gian như dòng nước, trôi không quản ngày đêm, bao nhiêu năm cứ thế trôi đi, cô đã quên việc này từ lâu rồi, cô vẫn sống bình yên ở căn nhà đó…
Vào một buổi trưa nọ, bên ngoài có tiếng gõ cửa. Sau khi cô mở cửa thì nhìn thấy một cô gái trẻ xinh đẹp đang tươi cười, trong tay ôm một món quà lớn.
“Cô tìm ai?”,  cô hoài nghi hỏi, nhưng cô gái lại xúc động đến mức chẳng nói được câu nào.
Một lúc lâu sau, từ những gì mà cô gái kia kể lại, cô mới hiểu ra rằng thì ra cô gái này chính là bé gái lấy trộm sách năm nào, hiện đã tốt nghiệp trường đại học danh giá và tìm được một công việc mà nhiều người ngưỡng mộ, nay tìm đến thăm cô.
Đôi mắt cô gái nhòe nước, nhỏ nhẹ nói: “Năm đó cháu gọi điện thoại trong lúc cấp bách, may mà tìm trúng được nhà của cô. Tuy đến, nay cháu vẫn không hiểu được vì sao cô lại chịu nhận làm mẹ của cháu và giúp đỡ cháu, thế nhưng nhiều năm trôi qua, cháu luôn giữ một tâm nguyện đó là gọi cô một tiếng ‘mẹ’”. Vừa dứt lời, cô gái đã khóc òa lên.
Hai mắt cô giáo của nhòe đi, cô tò mò hỏi: “Nếu cô không giúp cháu thì chuyện gì sẽ xảy ra?”.
Nét mặt cô gái lập tức trở nên âu sầu, nhẹ nhàng lắc đầu nói: “Cháu cũng không biết ạ, có lẽ sẽ làm việc gì đó ngốc nghếch, thậm chí là đi chết”.
Tim của cô giáo hẫng đi một nhịp. Nhìn khuôn mặt tươi cười hạnh phúc của cô gái kia, cô cũng mỉm cười hạnh phúc.
Ngọc Trúc biên dịch
Xem nguồn bài viết ở đây

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Phim hay Ấn độ.

Xin giới thiệu mọi người một bộ phim hành động cực hay do bang Kerela Ấn độ sản xuất. Đó là Pulimurugan – Thợ săn hổ, mới ra mắt cuối năm ngoái. Nam diễn viên chính là diễn viên nổi tiếng nhất Kerela vào thời điểm hiện tại. Đây là bộ phim hành động đầu tiên của bang và lại vô cùng thành công. Cho nên ngay khi vừa ra mắt đã trở thành bom tấn.

Tôi xem phim này tại rạp ở Kochi đàng hoàng nha, giá vé Rs.99, nhưng tôi hổng có trả tiền vé, có người trả giùm. Lúc đó phim chưa có thuyết minh lồng tiếng gì cả, phải xem bằng tiếng bản địa, đó là tiếng Malayalam. Nhưng phim hành động mừ, cho nên chỉ xem thôi, hồng cần hiểu cũng chẳng sao.

Lâu rồi hổng xem phim, lúc đó có người rủ đi, lại trả tiền vé giùm, vậy là đi. Hay quá, gay cấn quá, vừa xem vừa nín thở. Nín thở vì gay cấn mà cũng vì phong cảnh thiên nhiên đẹp quá! Bộ phim này được xem là quảng cáo cảnh quan bang Kerela luôn đó mọi người. Ai xem xong bài viết Từ Sài Gòn đi Nam Ấn vừa nhanh vừa rẻ mà hổng hình dung ra Kerela đẹp thế nào thì xem phim này đi, sẽ thấy. Nhưng phim chỉ toàn chiếu cảnh rừng núi thôi, mà Kerela còn có biển đẹp mê hồn nữa đó nha!

Thôi quảng cáo xong rồi, bây giờ mời mọi người xem phim ở đây.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Hậu đi bụi trường kỳ kháng chiến.

Trong cộng đồng du mục quốc tế, có một số tay đi bụi trường kỳ nêu lên hai vấn đề “nhức nhối” của bọn đi bụi sau khi trở về quê nhà

Thứ nhất, trở thành kẻ vô sản, nghĩa là hổng có tài sản gì cả, trong khi bạn bè đều có nhà có cửa có xe có cộ có gia đình con cái vui vẻ hạnh phúc. Còn mình thì tay trắng hoàn trắng tay. Một số tay đi bụi trở nên hối hận vì đã đi quá lâu và ước gì mình có trong tay nhiều tiền hơn hoặc ít ra có một tí tài sản gì đó.

Thứ hai, trở thành kẻ xa lạ ngay tại quê nhà. Sau khi trở về thì không gì còn như xưa cả, mọi cái đều thay đổi, mình trở thành kẻ lạc loài ngay tại quê nhà. Phải bắt đầu lại hành trình tìm việc, tìm nhà, tìm bạn tìm bè (bạn bè cũ có cuộc sống riêng hết rồi),…… Vậy là bị xì trét vì cảm giác bị bỏ rơi.

Số lượng người rơi vào một trong hai trường hợp trên không phải là hiếm trong cộng đồng du mục quốc tế. Tuy nhiên trong những bình luận và bài đăng của một số người thì có những tay đi bụi rơi vào những trường hợp khác, chẳng hạn như:

Thứ nhất, đó là những người tìm được nơi ở thích hợp hơn, vậy là dọn “quê” đến đó ở luôn, trở thành người dân bản địa, và cảm thấy vui vẻ hạnh phúc vì tìm được nơi đúng với tính cách và sở thích của mình. Nếu chỉ ở lại quê, không đi chu du thiên hạ thì làm sao có cơ hội tìm được đất lành như vậy. Cho nên họ biết ơn bản thân vì đã ra đi.

Thứ hai là những người thành đạt trong công việc on-line. Có thể họ viết blog, có thể họ kinh doanh, có thể họ thiết kế web, có thể họ dạy học online, có thể họ xuất bản video trên youtube,…. Túm lại là những công việc liên quan đến laptop. Họ được gọi là digital nomads. Họ chỉ cần ôm cái laptop và wifi là có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, và thu nhập cứ vào đều đều. Vậy là họ hổng có gì để ân hận cả. Bởi vì vừa được đi chu du, vừa có tiền, vừa làm công việc mà mình yêu thích,….

Thứ ba là những người thiên về tâm linh, cho nên họ ngồi thiền tập yoga, tìm hiểu về tôn giáo, triết lý sống,….Nhờ vậy nên cuộc sống nội tâm của họ đủ đầy; họ tự vui như trẻ con mà không cần điều kiện bên ngoài. Họ là những người biết tự kết bạn với chính mình hay đã tìm được chính mình trong chuyến đi dài dằn dặt. Người tự kết bạn với chính mình thì vui là dĩ nhiên rồi, hổng có gì để phàn nàn.

Thứ tư là dạng người giống người thứ ba nhưng họ quyết định gắn bó với một tổ chức tôn giáo nên “cạo đầu đi tu” luôn. Cạo đầu đi tu là chỉ bên Phật giáo, còn mấy tôn giáo khác thì không cần phải cạo đầu hihihihi. Nhưng nếu họ quyết chí thì họ định cư luôn tại nước đó, tại môi trường đó và thực hành tôn giáo mà họ yêu thích,…. Dạng người này hổng có viết trên Facebook mà tôi gặp họ trực tiếp ngoài đời khi “trôi dạt” đến tổ chức của họ hehehe.

Còn những dạng nào nữa thì khi nào có thêm thông tin, tôi sẽ cập nhật.

Mục đích tôi viết bài này là để cho những bạn muốn đi bụi trường kỳ kháng chiến có cái nhìn tổng quát để mà có định hướng cho việc đi của mình. Mà cũng có khi chẳng cần định hướng gì cả, cứ việc đi thôi, còn chuyện gì đến thì cứ tự đến, giống như tôi vậy đó, tôi có định hướng gì đâu, mọi việc tự sắp xếp theo Ý Chúa hihihihi.

Tuy nhiên, nếu mọi người muốn biết ý kiến cá nhân của tôi thì cho đến bây giờ tôi vẫn hâm mộ cuộc sống của một quý bà du mục người Mỹ mà tôi gặp năm 2011 tại Mông Cổ. Câu chuyện về quý bà này là như sau: 

Năm 2011, trong lúc ở tại dorm tại thủ đô Ulan của Mông Cổ, tôi gặp một người ở cùng dorm vô cùng đặc biệt. Bà cụ lúc đó đã là 71 tuổi, đi bụi một mình. Gặp ai bà cũng kể câu chuyện cuộc đời bà. Bà có chồng nhưng không có con. Chồng bà qua đời, chẳng để lại gì cho bà cả ngoại trừ tiền bảo hiểm nhân thọ cái chết của chồng mà bà được nhận hàng tháng. Cảm thấy ngôi nhà mình đang ở ngốn quá nhiều tiền nên bà quyết định trả luôn căn nhà. Sau khi trừ hết mọi chi phí và các khoản nợ thì bà hầu như chẳng còn gì. Và bà trở thành kẻ vô gia cư.

Với số tiền bảo hiểm nhân thọ ít ỏi mà bà nhận hàng tháng, bà để dành để mỗi năm đi chu du mấy nước Châu Á trong 6 tháng. Đi theo kiểu đi bụi như bọn trẻ, nhưng do bà lớn tuổi nên đi đến đâu cũng được bọn phượt thủ trẻ trung giúp đỡ. Sướng! 

Mỗi năm đi chu du hết 6 tháng. Còn 6 tháng còn lại thì 3 tháng bà ở tại một nhà thờ. Bà được cha xứ cho một căn phòng nhỏ xíu xìu xiu chỉ đủ kê một cái giường và cái bàn. Bà ở đó mỗi năm 3 tháng và giúp nhà thờ làm vườn. Nghĩa là bà hổng có ở không mà vừa ở vừa làm việc. Cha xứ bảo khi nào bà chuẩn bị quy tiên thì hãy về đấy để cha xứ làm lễ quy tiên cho. Căn phòng của bà mỗi năm chỉ ở 3 tháng nên bà bảo cha xứ trong lúc bà không có ở đó, hãy để người khác ở cho đỡ phí, hành lý của bà có nhiêu đâu, bà sẽ để gọn dưới gầm giường. Nhưng cha xứ bảo không, căn phòng đó chỉ dành riêng cho bà mà thôi. Lại sướng!

Đi chu du 6 tháng, 3 tháng ở nhà thờ, 3 tháng mùa đông lạnh giá thì bà đến ở cùng gia đình người bạn già ở Georgia ấm áp quanh năm. Người bạn già có bà đến ở thì vui như tết. Bà làm vườn giúp cho gia đình họ. Ngoài ra bà bạn già còn có người để tám, đặc biệt là tám chuyện chu du 6 tháng của bà. Cho nên năm nào bà bạn già cũng mong bà đến ở để kể chuyện cho nghe. Lại sướng!

Túm lại là vô gia cư như bà cụ này thật là sướng! Đâu cần phải có nhà mới vui đâu, hổng có nhà mà vẫn vui như thường nè hihihihihi. 

Để hôm nào siêng dịch ra tiếng Anh câu chuyện này đăng lên cộng đồng du mục quốc tế cho bọn họ ghen tị giống như tui ghen tị với bà lão vậy đó.

Có hai dạng người tốt mà ai cũng muốn………tránh.

Thường người ta ai cũng muốn tránh người xấu và thân cận người tốt. Tuy nhiên hai dạng người tốt dưới đây thì ai cũng muốn tránh.

(Cái này hổng phải tôi nói lý thuyết đâu nha mọi người mà đây là điều tôi đã trải nghiệm. Tôi đã từng và hiện tại thỉnh thoảng cũng đang làm hai dạng người tốt này. Cái gì đã là thói quen muốn bỏ hổng có dễ)

Thế nào là hai dạng người tốt mà ai cũng muốn tránh:

Thứ nhất là người lúc nào cũng muốn dạy người khác. Có thể là do họ biết nhiều quá, có thể là do họ lo lắng cho người khác thái quá, có thể là do thói quen nghề nghiệp,….. Có nhiều cách khiến cho một người trở thành kẻ dạy đời. Ở đây chỉ nói đến những kẻ dạy đời tích cực thôi nha mọi người (người tốt mừ hihihihi.) Còn dạng dạy đời tiêu cực, nghĩa là hổng biết mà ra vẻ ta đây thì hổng nói đến làm gì bởi vì cái này quá rõ.

Vì sao những kẻ dạy đời tích cực mà người ta lại muốn tránh? Vì ai cũng có bản ngã, hay nói theo kiểu bình dân là ai cũng có thể diện của mình, hổng ai muốn lúc nào cũng làm học trò. Cho nên thỉnh thoảng phải cho họ cơ hội làm thầy/cô giáo của mình. Chứ mình giành làm thầy/cô giáo miết thì họ bỏ chạy mất dép. Biết sao hông? Bởi vì: Họ mặc cảm tự ti, mà cái mặc cảm này rất là khó chịu, hổng ai thích có cả.

Con người ai cũng có giá trị riêng của họ mà những kẻ hay dạy đời nhiều khi hăng quá nên quên mất, chỉ lo dạy mà quên đi thể diện của người nghe. Do đó tạo cho người nghe cảm giác mặc cảm tự ti. Dù họ biết người dạy họ là rất tốt, gần gũi người này sẽ học hỏi nhiều điều, nhưng cảm giác tự ti không cho phép họ gần gũi, vậy là họ chọn cách “trốn biệt” cho nó lành. Thậm chí chỉ cần nghe đến tên người tốt kia thôi thì mặc cảm tự ti đã trỗi dậy rồi, chứ nói chi là gần gũi.

Cảm giác mặc cảm tự ti ai cũng có hết đó nghen mọi người, kể cả một đứa con nít hay một con vật nuôi trong nhà. Con nít mà mình cứ ra vẻ dạy nó hoải thì nó cũng hổng có thích đâu nha, “nổi loạn” đó, nếu mình “mạnh” quá, nó “nổi loạn” không được thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ “lù đù” và thụ động vô cùng.

Con vật cũng chẳng muốn mình dạy dỗ nó nhiều đâu nha. Tôi quan sát rồi. Dạy nó nhiều quá, nó quay qua táp/cắn/quào cho bỏ tật nhiều chuyện lải nhải hehehehehehe. Tôi bị hoài nên tôi biết mừ.

Đấy, ngay cả một đứa con nít hay một con vật còn không muốn lúc nào cũng có người dạy dỗ nó nói chi là người lớn. Bởi vậy ai có thói quen này thì tự quán sát và bỏ dần dần, chứ bỏ liền thì hơi khó.

Còn dạng người tốt thứ hai mà ai cũng muốn tránh là dạng người nói điều tiêu cực. Mặc dù những điều tiêu cực ấy là đúng chứ hổng phải bịa đặt hay tưởng tượng, nhưng chẳng ai muốn nghe điều tiêu cực, cho nên tránh mặt luôn cho nó lành.

Điều tiêu cực dù là điều đúng thường mang lại cho người nghe cảm giác tiêu cực, mà chẳng ai muốn cảm giác tiêu cực cả, cho nên gần với người tốt lúc nào cũng nói điều tiêu cực quả là một cực hình.  Điều tiêu cực nói qua một lần thì thôi, còn nói tới nói lui hay nói nhiều điều toàn là tiêu cực thì sẽ khiến người nghe cao chạy xa bay thôi.

Tôi kể lại kinh nghiệm của tôi về điều này nha. Lúc tôi ở Ấn độ, tôi bị chôm mất hành lý ở Mumbai, mặc dù hành lý không có gì quý giá, giấy tờ tiền bạc tôi luôn mang trong mình nên vẫn còn nguyên. Tôi chỉ bị mất những thứ lặt vặt và quần áo thôi. Nhưng khi tôi ở chung với người Ấn độ bản địa, bình thường thì hổng sao nhưng mỗi khi tôi kể cho họ nghe câu chuyện tôi bị mất cắp ở Mumbai, họ tỏ thói độ xót xa và chửi rủa bọn ăn cắp, nhưng sau đó tôi có cảm giác thái độ họ có một cái gì đó khang khác. Tôi không biết diễn tả điều này như thế nào, có thể chỉ là cảm giác, nhưng tôi thử nghiệm ở các nơi khác nhau, nơi nào cũng cảm nhận được cái không khí khan khác này. Có thể ngay cả bản thân họ cũng không nhận ra, nhưng do tôi để ý quá (theo kiểu “ngọn tóc chẻ tư”) mà tôi phát hiện ra chăng!!!

Từ đó, tôi rút ra bài học là: Không ai muốn nghe điều không tốt không hay về đất nước/ quê hương/gia đình,…. CỦA họ (cái gì mà dính đến chữ CỦA là mệt à nha!) Có thể chúng ta cũng vậy, mặc dù bên ngoài chúng ta thấy bình thường, thậm chí còn hùa theo để chửi rủa nhưng thật sự sâu thẳm bên trong lại khác chăng!!!

Túm lại tôi nói điều này không phải để mọi người tin. Mọi người cứ để ý mà xem. Có điều gì đó là đúng mà lại là tiêu cực về cái gì mà có dính đến chữ CỦA và tự âm thầm quán sát xem thái độ và không khí môi trường xung quanh xem có phát hiện ra sự khác biệt giống như tôi nói không. Nếu giống thì hãy tin, còn không thì thôi đừng tin làm gì hihihi.

 Cuối cùng là, hổng ai muốn nghe điều tiêu cực (nó giống như là phân, mà chả ai muốn mang phân vào nhà), ai cũng muốn được khen, được nghe điều tích cực (nó giống như là hoa, và ai cũng muốn mang hoa vào nhà.)

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

How to be hosted without using the couchsurfing website.

Bài này được tôi viết trong diễn đàn dành cho dân du mục quốc tế trên Facebook. Vì vậy mà bài được viết bằng tiếng Anh. Mọi người đọc đại đi nha bởi vì tôi làm biếng dịch ra tiếng Việt quá! Tôi đang để dành cái siêng để viết một bài về cách tái chế rác thải ny lông mà tôi có đề cập đến trong bài viết bằng tiếng Anh dưới đây. Nhưng mà bây giờ làm biếng viết quá nên không biết khi nào mới có bài. Thứ nhất là tôi không có chụp hình do không có mang theo máy ảnh hay laptop. Thứ hai là blog này bây giờ đầy rồi, không có cho đăng hình nữa, dù là hình copy từ trang khác sang cũng không đăng được.

Hiệu đính: Bài đã hứa cuối cùng đã được viết rồi nè. Xin mời mọi người xem bài Cách tái chế (upcycle) bao ny lông thành những món đẹp ngất ngây.

I have had a profile on the couchsurfing website but I have never used it so far. All of my hosts met me by chance, on the streets, in public places, on public transportation, etc. Sometimes they just started to talk to me and then they invited me home. Sometimes I approached them to ask for some information. Sometimes they just approached me and watched me and tried to learn from me a skill, etc.
In India and Sri Lanka, I know how to upcycle plastic bags, which are abundent in those areas. Sometimes, I just sat down somewhere and did my crochet work. People came and talked. They invited me home to teach their family members and the villagers. I was once invited by a police officer (the district supervisor officer) in Sri Lanka. He said he was really impressed with what I was doing and he wanted me to teach his villagers. He invited me to stay with his family in the village (he worked in another district) for at least one week.

Thanks to my upcycling work, I was approached and hosted by local people.
Another trick I learnt from another nomad which is very useful but I have never used it so far. She traveled around with the money she earned from selling jewelry made by herself. When she came to a new place, she found a good spot and displayed her products for sale. By this way, the locals at least had a reason to approach her, talk to her, get to know her and invite her home. The reason I had learnt her trick was that I had wanted to do the same with my crochet and upcycling techniques. Then when I was on the road, I could only offer the skills for free. I never sell my products. I give them for free and provide free training courses to the local people.
P.S In India and Sri Lanka, I was always hosted by families because the locals never allowed me to stay with men only. They think it is much safer to stay with families, which is really true because I had absolutely no problems staying with families in these countries. Only good memories remain! Thank you India and Sri Lanka!!!

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Từ Sài Gòn đi Nam Ấn vừa nhanh vừa rẻ

Lúc trước tôi có giới thiệu cách đi đường bộ đến Bangkok Thái Lan rồi từ đó đi máy bay sang thành phố Calcutta thuộc bang West Bengal, một bang ở miền Trung của Ấn độ. Đi cách này riết, chán rồi, nên bây giờ giới thiệu mọi người cách đi khác vừa nhanh vừa rẻ, cũng đến Ấn độ mà là Nam Ấn hẳn hoi nha.

Nam Ấn được xem là vừa hiện đại vừa giàu có hơn phía Trung và phía Bắc Ấn độ. Nam Ấn là trung tâm công nghệ và khoa học kỹ thuật của Ấn độ. Nam Ấn có khí hậu giống miền Nam Việt Nam, nghĩa là một năm chỉ có hai mùa là mùa nắng và mùa mưa (được gọi là monsoon), hổng có mùa đông lạnh giá. Phía Đông giáp biển Bengal, phía Tây giáp biển Ả Rập. Mũi cực Nam Kanyakumari nghe đồn mỗi ngày có đến vài ngàn du khách trong và ngoài nước Ấn ghé thăm. Vì sao? Vì:

Thứ nhất, đây là nơi tiếp giáp 3 biển Bengal, Ả Rập và Ấn độ dương. Đến đây, ngâm mình vào làn nước của cả 3 biển là mơ ước cả đời của nhiều người Ấn. Nơi đây nổi danh với cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp trên cả tuyệt vời.

Thứ hai, Kanyakumari là một địa điểm du lịch hành hương nổi tiếng với truyền thuyết nữ thần Kanyakumari xinh đẹp cầu hôn với thần Shiva nhưng thần Shiva không đồng ý nên nữ thần đứng mãi không rời (muốn biết thêm chi tiết vào google tìm đọc nha mọi người.) Cho nên đây cũng nơi du lịch tâm linh của người dân Ấn.

Thứ ba, Kanyakumari là niềm tự hào của dân tộc Ấn với một nhân vật lẫy lừng khắp nơi. Đó là Ngài Vivekanada Swami. Người lãnh tụ tinh thần và là người dám mang chuông Ấn đi đánh xứ người (nước Mỹ.) Vào thời điểm mà Ấn độ nổi danh trên thế giới với toàn là tai tiếng thì Ngài đã lặn lội sang Mỹ gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới biết về vẻ đẹp tinh thần và sức mạnh tâm linh của dân tộc Ấn. Đó là lý do mà dân Ấn xem Ngài như một vĩ nhân và là một vị thánh sống của dân tộc (muốn biết thêm chi tiết vào google tìm đọc nha mọi người.)

Vì những lý do trên mà người ta tìm đến Kanyakumari. Còn tôi đến đây là vì duyên và khi đến rồi thì mới biết nơi đây từng là quê hương hehehehehe. Bởi vậy nên tôi đóng đô luôn…………một tháng. Làm gì mà ở đến một tháng dữ vậy trời?

Làm tình nguyện viên cho nhà mẹ TERESA ở đây chớ còn làm gì nữa. Muốn biết nhà mẹ TERESA tại Kanyakumari ở chỗ nào thì khi nào đến đây, bạn tìm nhà thờ, rồi tìm cha xứ, rồi vào hỏi thì sẽ được hướng dẫn cụ thể chi tiết.

Tại Kanyakumari, muốn tìm chỗ ở thì đến Campus của Vivekanada Kendra http://www.vivekanandakendra.org/
Chỗ này cách biển Kanyakumari khỏang 1 cây số. Từ nhà ga xe lửa bước ra, nếu quẹo phải đi khoảng 0.5 km thì ra biển, nếu quẹo trái đi khoảng 0.5 km thì đến Campus của Vivekananda Kendra. Campus này đẹp lắm, rộng lớn, giống y như công viên, có mấy con công đi lại khắp nơi, sau lưng campus là biển nhưng không ai được xuống đó tắm đâu, chỉ đứng phía trên mà ngắm thôi. (Bí mật: phía sau campus, chỗ gần biển, nói chính xác là đường đến biển, có mấy cây me cao cao, trái chín rớt khắp nơi, có cây trái ngọt ơi là ngọt, lụm ăn đã thèm luôn.)

Campus này là tổng hành dinh của hơn 400 trung tâm Vivekanada khắp nơi trên đất Ấn. Cho nên người ở đây là những người muốn tìm hiểu về Ngài Vivekanada và những lời dạy của Ngài. Dorm 3 giường có giá Rs 100/dorm. Nghĩa là dù ở một mình hay ở 3 người thì vẫn đóng Rs 100 cho 1 phòng dorm 3 giường. Toilet nhà tắm bên ngoài. Còn phòng đôi, toilet nhà tắm bên trong, có giá là Rs300/phòng. Đây là tổng hành dinh và cũng là trung tâm đào tạo. Có rất nhiều khóa yoga được tổ chức đều đặn. Tôi cũng bon chen tham dự khóa tháng 2 cùng với người Ấn đến từ khắp nơi trên Ấn độ. Khóa có dạy bằng tiếng Hindi và tiếng Anh. Lưu ý: nhiều người Tamil (Kanyakumari thuộc bang Tamil Nadu) không biết tiếng Hindi nên họ phải tham dự lớp dạy tiếng Anh (giống tôi.) Một số người Ấn dù biết tiếng Hindi nhưng khoái bon chen nghe giảng bằng tiếng Anh cũng tham dự chung tụi tôi luôn cho vui hehehehehe.

Muốn biết thông tin về các khóa yoga thì vào trang web này tìm nha mọi người http://www.vivekanandakendra.org/

Khóa mà tôi tham dự thật ra là spiritual retreat cho nên ngoài tập yoga, họ còn dạy Bhavagad Gita và Upanisad, là hai phẩm cực kì nổi tiếng của kinh Vệ Đà, họ cũng dạy về cuộc đời và những lời dạy của Ngài Vivekananda Swami. Điều quan trọng là tôi không phải đạo Hindu, không biết nhiều về kinh Vệ đà, lần đầu biết đến Ngài Vivekanada Swami, là người nước ngoài duy nhất của toàn khóa. Vậy mà tôi có thể hiểu và giảng lại cho bạn cùng học nghe (Đã bảo Kanyakumari là quê cũ của tôi mừ hihihi). Họ “nể” tôi quá trời, một số người mời tôi đến chỗ họ. Trong đó có bà cụ 82 tuổi, tập yoga 20 năm, dáng đi nhanh nhẹn như thanh niên, ở tại một đền Hindu tại Puri nổi tiếng của bang Maharashtra mời tôi đến đền của bà cụ đến mấy lần. Bà cụ cứ dặn đi dặn lại hoài. Nhưng sau đó, khi đi lang thang, tôi hổng có ghé ai trong số họ cả bởi vì tôi không thích ở nhà người quen. Cứ đi, chỗ nào tiện thì ở, chỗ nào thuận thì ghé. Vậy cho thảnh thơi.

Ngoài ra tổ chức Vivekanada Kendra cũng có nhận tình nguyện viên nước ngoài nữa đó. Mục tiêu của tổ chức là để gia tăng nội lực cho dân Ấn độ. Cho nên tổ chức này nổi như cồn ở Ấn nhưng trên thế giới ít người biết đến. Bởi vậy nếu muốn giúp người Ấn bằng tiền bạc thì vào trang web này tìm hiểu thông tin rồi đăng kí làm nhà tài trợ cho họ. Vậy là chắc ăn, hổng sợ tiền của mình đi vào túi tham của nhiều tổ chức từ thiện giả danh có mặt khắp nơi trên đất Ấn. Còn nếu muốn làm tình nguyện viên cho họ thì vào trang web xem những projet họ đang thực hiện vào thời điểm mình đến Ấn rồi liên lạc với họ để hỏi thăm thông tin trước. Nếu không thì cứ làm giống tôi, đến nơi rồi mới tìm thông tin. Tôi ở chỗ campus của Vivekanada Kendra nhưng lại làm tình nguyện viên cho nhà mẹ TERESA ở gần đó. Mỗi sáng đi bộ đến, mỗi chiều tối đi bộ về. Vui lắm!

Nãy giờ quảng cáo Kanyakumari quá trời mà chưa thấy nói gì đến cách đi sao đến đó hết. Thôi lỡ rồi, quảng cáo tiếp cho mọi người chờ chơi hehehehehe. Quê cũ của tôi mừ, cho nên tôi mới quảng cáo dữ vậy đó.

Kanyakumari thuộc bang Tamil Nadu. Từ Kanyakumari đi sang bang Kerela rất là gần, chỉ có vài chục km thôi. Kerela là bang cực nhỏ nhưng lại cực giàu của Ấn độ. Bang này là nơi sản sinh ra nhiều nhà tài phiệt của Ấn, cụ thể là Muthoot. Từ Nam cho đến Bắc Ấn, đi đâu cũng thấy chữ Muthoot mà có biết gì đâu. Đến Kerela mới được biết Muthoot có xuất thân từ Kerela và là tổ chức tài chính có quy mô lớn nhất nhì xứ Ấn. Ngoài ra Kerela được xem là bang sạch sẽ nhất Ấn độ. Người nào đi Ấn lần đầu, muốn không bị sốc hàng (sốc vì văn hóa, vì mùi cà ri, vì sự dơ bẩn, vì sự quái lạ,…..) thì nên đến bang Kerela trước, thích nghi từ từ rồi hãy đi các bang kia sau. Chứ mọi người mà làm như tôi, lần đầu đến Ấn, đáp luôn xuống Calcutta, bệnh luôn mấy ngày bởi vì………..ghê không tưởng nổi hehehehehhe. Ngay cả dân Ấn từ các bang khác mà đến Calcutta cũng bị sốc hàng nữa chứ đừng nói gì đến tôi!

Kerela nổi danh vừa xanh vừa sạch vừa giàu. Nhà ở của người dân toàn là villa biệt thự không hà. Villa biệt thự đúng nghĩa đó nha, nghĩa là nhà trệt hoặc nhà một tầng lầu nằm giữa, xung quanh là vườn cây hoặc thảm cỏ xanh um. Họ đi lại bằng xe bốn bánh. Kerela xanh là vì có nhiều đất trống để cho cây dại mọc chơi chứ họ chẳng thèm trồng trọt gì đâu, rau củ toàn nhập từ bang Tamil Nadu qua thôi. Nhưng Kerela đặc biệt có nhiều cây mít và cây dừa cao thật là cao. Cho nên đến bang này coi chừng dừa khô rụng u đầu hoặc mít rơi thủng mỏ ác hahahahaha. Mít dại mọc đầy, nhưng mà cây cao quá, hổng biết làm sao mà hái, trái chín rớt luôn xuống đất, hổng ai thèm ăn luôn. Nghe nói 1 trái mít (nguyên trái to hơn chục kí, có giá khoảng Rs60 thôi, chưa đến 1 đô Mỹ.) Mua xong trái mít, lột ăn xong chắc chết luôn quá đó mọi người hehehehe. Ngoài ra, Kerela nổi tiếng với 1 giống chuối, được gọi là chuối Kerela, rất rất rất là thơm. Loại chuối này thường hổng ai ăn sống giống tôi mà họ hay luộc lên rồi ăn sáng. Chuối thơm thơm thơm thiệt là thơm. Tôi định chôm cây con đem về Việt Nam trồng nữa đấy mọi người, nhưng làm biếng quá nên thôi vậy.

Kerela nổi tiếng không chỉ là xanh và sạch mà còn đẹp nữa. Có nhiều bãi biển nổi danh như bãi biển Varkala, bãi biển này có nước khoáng tự nhiên chảy từ trên núi xuống, cho nên tắm biển xong lên đây tắm lại bằng nước khoáng, sướng lắm đó. Mọi người lấy bình đến đây hứng nước uống ngon vô cùng. Tôi trốn lại ngủ trên bãi biển này 1 đêm vui gì đâu. Vì sao phải trốn? Vì có nguyên đội cảnh sát tuần tra bãi biển chuyên đi lùng đuổi người ngủ lại trên biển. Do bãi biển này có rất nhiều du khách nước ngoài, cảnh sát sợ họ nhậu xỉn, ngủ hoặc tắm đêm rồi chết hay sao đó mà sau nửa đêm không ai được phép ở lại bãi. Tôi đâu có biết, tôi đến sau 9h tối, thích quá, ngủ luôn trên bãi biển, nửa đêm cảnh sát đến đánh thức dậy, bắt về phòng trọ ngủ. Tôi nói tôi không có phòng trọ, tôi chỉ định chờ trời sáng một tí, tắm biển xong thì đi thôi. Bãi biển này cũng là bãi tắm tâm linh của người Ấn độ giáo. Tâm linh sao thì mọi người đến đây đi rồi biết hehehehe. Xin xỏ một hồi thì họ cho tôi ở lại sau khi dặn 1 người Ấn làm nghề vui lắm (khi nào đến đây thì mọi người biết đó là nghề gì, họ ra đây vào sáng sớm khỏang 3-4h, làm lễ cho mọi người xong thì nắng cao cao chút là họ về hết). Cảnh sát nhờ một người ra sớm nhất trông chừng cho tôi ngủ. Sướng chưa hihihihihi

Ngoài bãi biển, Kerela còn nổi danh vì những di tích lịch sử, một trong số đó là cảng Kochi. Kochi nổi tiếng lắm, nhiều người nước ngoài đến đây rồi ở dài hạn luôn. Kochi vì sao nổi tiếng thì mọi người tự google tìm hiểu đi nha. Bây giờ thì tôi đi vào mục tiêu chính của bài đăng này. Đó là từ Sài Gòn đi Nam Ấn sao cho rẻ nhất mà lại nhanh. Đó là đi bằng máy bay. Dĩ nhiên là đi máy bay phải nhanh rồi. Vậy cũng nói hehehehe. Từ Sài Gòn, mua vé máy bay sang Kuala Lumpur của Malyasia, rồi từ Kuala Lumpur bay sang Kochi. Vậy là đến Nam Ấn rồi đó mọi người.

Có hai hãng hàng không giá rẻ bay lộ trình này:

Thứ nhất là hãng Air Asia. Nếu không có hành lý kí gửi (check-in luggage) chỉ có hành lý xách tay (carry-on luggage) thì bay với Air Asia là rẻ nhất.

Thứ hai là hãng Malindo http://www.malindoair.com/
Giá vé bao gồm 30 kí hành lý ký gửi và 7 kí hành lí xách tay. Ngoài ra còn có thức ăn nữa đó mọi người. Từ Kochi sang Kuala Lumpur bay khoảng 4h thì có một bữa ăn. Tôi đói quá nên xin thêm 1 phần ăn nữa, họ cũng cho nữa đó. Mua vé rẻ thì bay ban đêm nhưng cuối khoang máy bay có nhiều ghế trống, nhiều người nhanh chân dành nguyên băng ghế nằm ngủ luôn đó. Còn tuyến từ Kuala Lumpur về Sài Gòn thì chỉ khoảng 1h nên chỉ có ăn nhẹ là bánh ngọt và nước uống thôi. Nhưng với giá vé khoảng Rs 8000, chưa đến 150 đô Mỹ mà có thể bay một chiều từ Sài Gòn sang Kochi hoặc ngược lại, với 30 kí hành lý ký gửi và được ăn uống trên máy bay thì quả là quá rẻ phải không mọi người.

Nếu sử dụng trang Skyscanner để săn vé máy bay giá rẻ thì mỗi chiều bay chỉ khoảng 100 đô Mỹ. Nếu muốn đi nhanh thì mọi người mua vé thẳng từ Sài Gòn đi Kochi, quá cảnh ở Kuala Lumpur. Còn nếu muốn  tham quan Kuala Lumpur thì mua vé từng chặng, nghĩa là sang Kuala Lumpur ở chơi vài ngày, rồi sau đó mới bay sang Nam Ấn.

Lưu ý:
1. Nhiều người dân Nam Ấn bay sang Kuala Lumpur với hãng Malindo lắm. Họ bảo giá vé máy bay khứ hồi Kochi-Luala Lumpur có 100 đô Mỹ thôi hà. Ngoài ra du học sinh Malaysia học ở Nam Ấn cũng toàn đi lộ trình này bởi vì đây là lộ trình rẻ nhất để đi Nam Ấn.

2. Sân bay quốc tế Kochi có cấp visa on arrival. Ngoài ra, từ sân bay về ngay tại trung tâm Kochi, có xe buýt máy lạnh, giá vé chỉ khoảng Rs 80 thôi.

3. Autorickshaw ở Kochi có meter, cho nên không sợ bị chém, leo lên xe, xem meter bật lên chưa rồi cứ nhìn vào đó mà trả tiền y chang là được rồi.

4. Kochi có hai tên gọi. Kochi là tên lịch sử. Ernakulam là tên hành chính. Kochi mà thường gọi thật ra là cảng Kochi, địa điểm du lịch nổi danh. Sân bay quốc tế cách đó khoảng 30km, 1h đi xe buýt.

5. Khi đến Kochi rồi thì hoặc là chọn đi về phía Nam sang bang Tamil Nadu chơi, hai là chọn đi về phía Bắc, đi dần dần lên Mumbai. Đi bằng tàu lửa rẻ mà vui lắm! Xem bài liên quan: Bí kíp đi bụi ở Ấn độ (Phần 3): Đi bụi bằng tàu lửa

6. Bang Kerela là bang có tỷ lệ người biết đọc biết viết là 100%, cao nhất xứ Ấn. Ngoài ra tỷ lệ người biết tiếng Anh cũng khá là cao. Cho nên đi bụi ở đây là khỏe re, hổng có gì phải lo nếu không biết tiếng bản địa là tiếng Malayalam.

Khi nào đến quê tôi, bang Tamil Nadu, thì nếu không biết nói tiếng Tamil, mọi người phải trả tiền nhiều hơn. Người Ấn ở các bang khác mà đến đây thì chẳng khác gì người nước ngoài. Bởi vì người dân quê tôi cang cường bất khuất lắm, kiên quyết chỉ nói tiếng Tamil, không có nói tiếng Hindi là quốc ngữ của Ấn độ. Ai không biết tiếng Tamil thì phải giao dịch với họ bằng tiếng Anh. Cho nên người Ấn từ bang khác mà đến bang Tamil Nadu thành người nước ngoài hết là vậy đó. Bởi vậy học tiếng Tamil đi nha mọi người.