CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Xem đi mọi người. Xem để hồi hộp xỉu luôn!

Những nghệ sĩ xiếc này thực ra là những thiền sư hành pháp quán thân trên thân ở mức miên mật tuyệt đỉnh. Nếu không miên mật thì họ phải trả giá bằng sự chấn thương vĩnh viễn thậm chí là cái chết. Do đó họ không còn sự lựa chọn nào khác mà phải miên mật đến mức không thể miên mật hơn được nữa.

Mà thực sự trong cuộc đời của những thiền sư đúng nghĩa thì họ buộc phải trải qua một kiếp sống nào đó hành nghề diễn xiếc. Chỉ có nghề này mới thực sự dạy cách quán thân trên thân miên mật ở mức đỉnh điểm được.

Tôi chưa phải là nghệ sĩ xiếc, tôi chỉ mới tập yoga thôi mà tôi đã phần nào thấu được sự miên mật khi làm các động tác yoga để tránh những chấn thương có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Thường những người tập yoga dễ bị chấn thương bởi những động tác họ thường xuyên tập và rất quen thuộc chứ không phải ở động tác mới. Vì động tác cũ rồi nên họ thiếu miên mật khi tập, vậy là chấn thương xảy ra thôi.

Yoga thôi mà đã cần miên mật vậy rồi huống chi diễn xiếc.

Những nghệ sĩ này khi đủ duyên mà ngồi thiền thì họ dễ đắc đạo lắm nè hihi.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Bhagavad Geeta

Bhagavad Geeta, một phẩm nổi tiếng của kinh Vệ đà và được xem là phẩm thâu tóm toàn bộ ý nghĩa kinh Vệ Đà của Bà La Môn giáo.
Phim bằng tiếng Hindi, có phụ đề tiếng Anh. 
Xem phim này thì khỏi đọc Bhagavad Geeta nha mọi người.
Bộ phim rất hay, thâu tóm Chân Lý vĩ đại của nhân loại.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Loa loa loa,

Thông báo cho mọi người tin này hổng biết vui hay buồn nữa hihi. Tôi vừa nhớ đến cuốn nhật kí viết cách đây mấy năm rồi. Trong hành trình đạp xe đi tè le nước này nước kia. Đến Nepal xong cái tôi làm biếng viết tiếp nữa quá nên tôi dừng viết và dừng cập nhật thông tin về hành trình trên blog luôn.

Nhưng mà giờ nhớ lại rồi, dù dừng viết trên blog nhưng tôi có viết vào sổ tay ghi lại nhật kí một số đoạn đường. Để tôi khai quật lại cuốn nhật kí ấy và gõ ra blog nha. Lúc ấy còn dùng máy ảnh nhưng làm biếng khai quật lại hình quá nên chắc là viết chay cho mọi người đọc như đọc tiểu thuyết rồi tự tưởng tượng ra thôi hihi!

Mà sau vài năm bỏ sử dụng máy ảnh, tôi phát hiện ra rằng: Máy ảnh làm chúng ta bị lụt khả năng tưởng tượng rất nhiều nên não lười hoạt động và dễ bị lão hóa. Nhớ hồi nhỏ đọc truyện kiếm hiệp, đọc đến đâu toàn là tưởng tượng cảnh này cảnh nọ thế võ này thế võ kia không hà, làm gì có hình cho xem. Vậy mà sau này người ta làm phim từ truyện còn hổng muốn xem phim nữa kìa. Phim làm sao hay bằng truyện chớ. Vừa đọc vừa tưởng tượng mới vui nà!

Cho nên khi nào khai quật lại cuốn nhật kí ấy tôi cho mọi người tưởng tượng đã luôn nha. Toàn là chữ, hổng có hình ảnh gì đâu.

Thật ra bây giờ muốn hình ảnh gì thì vào google images tìm là ra cả đống cho tha hồ mà xem, cho nên có gì đâu mà khó. Hình còn đẹp hơn hình tự chụp nữa đó.

Vấn đề là tôi viết tiếp nhật kí ấy thì không biết cho vào mục nào trong phần thư mục nên cho vào một trang riêng. Trang này hổng có phân ra từng bài đâu nha. Làm một lèo từ trên xuống dưới như đọc sách vậy đó.

Cũng may là có mấy lần tôi định quăng quyển nhật kí này đi vì nó cồng kềnh làm nặng túi nhưng lại hổng quăng. Biết sao hông? Mới đầu tôi viết nhật kí ra mấy tờ giấy trắng nhỏ nhỏ. Tôi viết từng tờ từng tờ rồi xếp lại theo ngày tháng năm. Cái có một gia đình nọ tôi ở chung họ một thời gian, họ tặng tôi một cuốn sổ có bìa dày rất đẹp, đặc biệt là họ dán hình gia đình họ vào trang đầu quyển sổ nữa nên tôi hổng nỡ quăng, cứ giữ quyển số miết. Nhờ vậy mà tôi mới có nhật kí mà đăng tiếp trên blog.

Nhưng viết nhật kí trên giấy một thời gian tôi cũng lười viết luôn nên ngưng luôn hổng viết nữa đến giờ.

Quyển nhật ký đã tìm lại được rồi nhưng mà không ngờ tôi viết chữ tháo quá, giờ đọc không ra luôn, đặc biệt là mấy cái địa danh hihi. Công nhật chữ viết tay của tôi xấu dễ sợ xấu!

Gõ xong đoạn nào thì đăng đoạn ấy trên trang có có tên là Nhật Ký Hành Trình tiếp theo.